Đạo đức Phật giáo định hướng nhân cách tốt

GNO - Việc trẻ em luôn ghi nhớ những giá trị đạo đức của đạo Phật là vô cùng quan trọng trong vấn đề hình thành nhân cách, để xứng đáng là những công dân của thế giới ngày nay, Bộ trưởng Bộ Đại học Sri Lanka S.B. Dissanayake đã nhấn mạnh.

Nhân dịp trao tặng bằng khen cho các sinh viên theo học khóa Nghiên cứu Phật học tại trường Đại học Phật giáo và Ngôn ngữ Pali, ông Dissanayake đánh giá cao việc tiến hành chương trình đưa các giáo viên Trường Phật học vào việc giảng dạy Phật pháp cho các em.

pic13801_1_jpg.jpg

Giáo dục giáo lý Phật giáo là điều cần thiết 
cho xã hội hiện đại - Ảnh minh họa

Ông nói, những giáo viên này là những người duy nhất tự nguyện giáo dục Phật giáo cho các em học sinh. “Thế giới ngày nay đang thay đổi rất nhanh, chúng ta phải đi trước bằng một nền giáo dục hiện đại. Chúng ta không còn xem một quốc gia là riêng lẻ nữa. Phương tiện truyền thông internet đang ảnh hưởng đến các em một cách tích cực lẫn tiêu cực. Dạy dỗ cho các em thành người hữu ích và có đạo đức trong một môi trường như thế là một việc đầy thử thách. Chúng ta không thể làm điều này ở các trường phổ thông. Chỉ có những  trường Phật học mới có thể thực hiện điều đó”.

Ông nói thêm rằng, thậm chí những người Sri Lanka sống ở nước ngoài cũng rất thiết tha muốn con em mình có được một nền giáo dục Phật học có chất lượng.

“Ngày nay, trường Phật học trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Mặc dù trong nước ta có 11.000 ngôi chùa, nhưng số tu sĩ Phật giáo chỉ có đủ cho 900 ngôi chùa mà thôi. Kết quả là những bậc trưởng lão phải rất khó khăn để giữ gìn con số Tỳ-kheo cần phải có. Chúng ta cần nhiều tu sĩ hơn nữa để duy trì chánh pháp. Chúng ta không phải chỉ xây chùa đúc tượng mà thôi”, ông Dissanayake trăn trở.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.