Đàn tràng thí thực “Tùy duyên mà bất biến”

Đàn thí thực chùa Đồng Đắc, Ninh Bình. Ảnh: phatgiaoninhbinh.org
Đàn thí thực chùa Đồng Đắc, Ninh Bình. Ảnh: phatgiaoninhbinh.org

GN - HỎI: Tôi có xem một clip trong đó quay cảnh quý thầy đắp y, đội mão đang cúng thí thực. Nhưng thay vì ngồi yên đọc kinh như thường thấy, ở đây các thầy lại chạy vòng vòng, tay có lúc kiết ấn, có lúc thì múa theo âm nhạc như hầu thánh. Xem xong, đọc những lời bình luận cho clip ấy tôi rất đau lòng. Xin hỏi việc đó có phải là nghi lễ của Phật giáo?

(PHẠM KHANG, khangpham111222333@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Phạm Khang thân mến!

Đàn tràng chẩn tế âm linh cô hồn trong Phật giáo Bắc truyền về khoa nghi căn bản là một nhưng mỗi vùng miền có sự thể hiện các lễ tiết khác nhau. Ngoài việc “y khoa diễn giáo”, một số lễ tiết trong đàn tràng chịu ảnh hưởng văn hóa của từng vùng miền. Theo như diễn tả của bạn, đó là hình thức chạy đàn, phổ biến trong các đàn tràng chẩn tế ở các tỉnh miền Bắc.

Như đã nói, trong đàn tràng chẩn tế có kết hợp các yếu tố văn hóa vùng miền, nên hình thức chạy đàn vốn quen thuộc với Phật tử miền Bắc nhưng có thể xa lạ, khó hiểu với các Phật tử quen với hình thức đàn tràng ở miền Trung và miền Nam. Do đó, khi chưa hiểu rõ thì hãy tìm hiểu, không vội phê phán hay đả kích là thái độ nên có của người Phật tử chân chính.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.