Đại lễ Vesak LHQ: Tuyên bố Ninh Bình 2014

GNO - Trong lễ bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc lần thứ 11 - 2014 diễn ra chiều nay 10-5 tại Trung tâm Hội nghị quốc tế chùa Bái Đính - Ninh Bình, Việt Nam, hơn 1.000 đại biểu đến từ 95 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đồng thuận ra Tuyên bố chung Ninh Bình 2014. Toàn bộ nội dung đã được đọc thông qua trước toàn thể đại biểu. Giác Ngộ online giới thiệu nội dung chính của văn kiện này (gồm bản tiếng Việt và tiếng Anh) cùng quý độc giả quan tâm.

>>
Bế mạc Đại lễ Vesak LHQ 2014 tại Ninh Bình

Be mac (10).JPG


Ảnh: Bảo Toàn

TUYÊN BỐ NINH BÌNH 2014

"Chúng tôi, tất cả đại biểu đến từ 95 quốc gia và khu vực, đã tham dự Hội nghị Phật giáo quốc tế nhân ngày Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc tại Trung tâm Hội nghị chùa Bái Đính tổ chức từ ngày 7 đến ngày 11-5-2014 (Phật lịch 2558).

Chúng tôi rất biết ơn và đánh giá cao sự hiếu khách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và sự hỗ trợ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc tổ chức Đại lễ và hội thảo quốc tế một cách tốt đẹp. Sau bốn ngày làm việc, thuyết trình khoa học, thảo luận, tham gia các sự kiện văn hóa và thân hữu Phật giáo, các đại biểu có mặt đã nhất trí và chấp nhận Tuyên bố này.

Chúng tôi, những người tham gia trong hội nghị này, theo nghị quyết đã được phê duyệt vào ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, kỳ họp thứ 54, Điều khoản 174, Nghị quyết 54/115, trong đó tuyên bố rằng Đại lễ Vesak, nhằm ngày trăng tròn tháng Năm, được quốc tế công nhận và tổ chức tại trụ sở Liên Hợp Quốc và các văn phòng khu vực từ năm 2000 trở đi.

Ngày Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc được đồng tổ chức bởi tất cả các truyền thống Phật giáo như là ngày lễ Tam hợp. Nó góp phần nâng cao sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau giữa các truyền thống Phật giáo, các tổ chức, cá nhân, thông qua đối thoại giữa các nhà lãnh đạo Phật giáo và các học giả để giải quyết những vấn đề quan tâm chung. Sau khi cùng bàn bạc thảo luận, chúng tôi thông qua và công bố thông báo sau đây về hòa bình và các vấn đề liên hệ dựa trên giáo pháp đầy trí tuệ và từ bi của Đức Phật.

Trong khi ngồi lại cùng nhau để thảo luận về các vấn đề liên quan đến “Quan điểm Phật giáo nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”, chúng tôi đã chia sẻ quan điểm, kinh nghiệm và nghiên cứu về các xu hướng mới nhất và phát triển trong các lĩnh vực khác nhau và thận trọng xem xét tác động thực tế của những vấn đề này.

Do đó, trong buổi lễ bế mạc của Đại lễ Vesak LHQ và hội thảo quốc tế thành công này, chúng tôi đã nhất trí với quyết tâm như sau:

Điều 1: Hiệp định chung

1.1. Quyết tâm rằng trong khi vẫn hài hòa với thế giới quan chung cho tất cả Phật tử, mỗi cá nhân và tập thể có nghĩa vụ làm việc không mệt mỏi để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc (MDGs) và phấn đấu hết sức để tham gia hoạt động xã hội để đạt được thành tựu cho các mục tiêu và xem đó như là một phần trong niềm tin và sự tu tập của chúng ta.

1.2. Động viên bằng cách gửi thông điệp mạnh mẽ nhất đến các cộng đồng quốc tế để tăng cường mọi nỗ lực nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc thông qua một cam kết chung của tất cả các bên liên quan.

1.3. Vận dụng giáo pháp của Đức Phật như hướng dẫn tinh thần cho hạnh phúc, phát triển và tiến bộ chung của tất cả chúng sinh, và để thực hiện đầy đủ các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

Điều 2: Hồi ứng của Phật giáo để phát triển bền vững và thay đổi xã hội

2.1. Công nhận sự tương quan, tương duyên trong sự phát triển bền vững xã hội, kinh tế và môi trường, nhấn mạnh việc phát huy phổ quát đến mức tối đa tiềm năng của con người như là mục tiêu tối hậu của sự phát triển bền vững.

2.2. Góp phần tạo ra một nền tảng mới cho các sáng kiến​​, tăng cường khuôn khổ hoạt động quốc tế dẫn đến sự phát triển bền vững và phát triển xã hội toàn cầu.

2.3. Đôn đốc các nhà lãnh đạo trên thế giới đặt sự phát triển bền vững trên ba trụ cột chính là bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, và công bằng xã hội, nhấn mạnh các nguyên tắc bình đẳng, công bằng xã hội, bảo vệ quyền con người và thúc đẩy giáo dục.

Điều 3: Xây dựng hòa bình và bình phục hậu mâu thuẫn

3.1. Thúc đẩy hòa giải các cuộc xung đột, phê phán các hình thức sử dụng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời tôn trọng sự sống, thực hành lòng từ bi và bất bạo động thông qua đối thoại và hợp tác giữa các bên.

3.2. Đôn đốc các nhà lãnh đạo chính trị giải quyết các tranh chấp liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa thông qua đàm phán và các biện pháp hòa bình khác, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982, để duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác thế giới.

3.3. Khuyến khích các Phật tử chủ động hơn trong việc thúc đẩy hòa bình, vốn là trọng tâm của những lời dạy của Đức Phật; và đặc biệt, truyền bá trí tuệ của Đức Phật về sự tương quan tương duyên của tất cả mọi người như một gia đình toàn cầu và cùng chia sẻ hậu quả của các hành động.

3.4. Đề cao hòa bình cả nội tại và ngoại tại, bằng cách động viên các tín đồ Phật giáo tham gia giải quyết các vấn đề đương đại về chiến tranh, bạo lực, không khoan dung và khủng bố đang đe dọa đến hòa bình và ổn định xã hội trên toàn giới.

3.5. Khuyến khích và đôn đốc các quốc gia chịu trách nhiệm về mặt đạo đức để đạt được lý tưởng hòa bình: thấu hiểu các giá trị phổ quát, đạo đức, quyền và trách nhiệm, và đặc biệt là văn hóa bất bạo động, từ bi và khoan dung của Phật giáo.

3.6. Kêu gọi thực hiện dự án giáo dục hòa bình thế giới, và dự án này sẽ trở thành mô hình mới cho việc quản trị hòa bình.

3.7. Tái khẳng định mong muốn chung và quyền con người cơ bản của tất cả mọi người sống trong hòa bình với nhau và tái khẳng định rằng mục đích chính của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.

Điều 4: Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường

4.1. Thừa nhận rằng những tác động của các giải pháp công nghệ là không thể đoán trước và tái khẳng định rằng việc thành lập đạo đức môi trường mới là cần thiết kết hợp với đạo đức và trách nhiệm Phật giáo.

4.2. Kêu gọi tất cả các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cùng với cộng đồng Phật giáo thế giới phấn đấu hướng tới phát triển kinh tế và xã hội bền vững, nhấn mạnh sự cần thiết phải cân bằng sự phát triển đó với bảo vệ môi trường.

4.3. Thúc đẩy bảo vệ môi trường Phật giáo như là công cụ để phòng chống sự hâm nóng toàn cầu và gia tăng bảo vệ môi trường.

Điều 4: Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh

5.1. Nhận ra rằng lối sống lành mạnh của cá nhân được đặc trưng bởi sự phát triển về thể chất, tình cảm, tinh thần và tâm linh, và bồi dưỡng cho sự tăng trưởng này là mục tiêu tối hậu cho sự hạnh phúc bền vững của con người.

5.2. Tham gia hợp tác với các tổ chức y tế chính phủ và phi chính phủ trong các chương trình y tế sức khỏe toàn diện, kết hợp các nguyên tắc hài hòa thân tâm của Phật giáo với y học hiện đại, để diệt trừ bệnh tật, tử vong trẻ em và cải thiện dịch vụ chăm sóc trước khi sinh ở các nước đang phát triển.

5.3. Đánh giá những ảnh hưởng của lối sống lành mạnh và tạo điều kiện cho chương trình sống lành mạnh Phật giáo bằng cách áp dụng kỹ thuật thiền Phật giáo.

5.4. Nhận ra rằng cốt lõi để sống khỏe mạnh là đáp ứng nhu cầu cơ bản của cá nhân, bao gồm nước sạch, dinh dưỡng, nhà ở, bảo đảm sức khỏe thể chất và tinh thần và nâng cao phẩm giá con người.

Điều 6: Giáo dục Phật giáo và Chương trình giảng dạy cấp Đại học

6.1. Làm việc không mệt mỏi cho phổ cập giáo dục trong thế kỷ 21, nhấn mạnh sự hội nhập của trí tuệ và từ bi trong việc chăm sóc cho môi trường, kết hợp giữa môn học và kỷ luật, kết hợp đạo đức và ý thức cộng đồng với cách tiếp cận hiện tại với các kỹ năng tiếp thu cho phát triển kinh tế và xã hội trong chương trình giảng dạy và đề cương môn học ở tất cả các cấp học, để thực hiện mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc về “đạt được phổ cập giáo dục tiểu học” và cao hơn nữa.

6.2. Khuyến khích việc kết hợp lịch sử và triết học Phật giáo vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học, tập trung vào nghiên cứu xã hội và thế giới.

6.3. Phát triển một dự án Phật giáo cho phổ cập cải cách giáo dục, dựa trên nền giáo thế tục để kiến tạo một chương trình giáo dục không chỉ chuẩn bị cho trẻ em về mặt lý thuyết, mà còn về tình cảm và tinh thần, sử dụng kỹ thuật tiên tiến để củng cố sự cải tổ của hệ thống giáo dục quốc gia.

6.4. Thừa nhận tầm quan trọng cơ bản của giáo lý của Đức Phật liên quan đến sự bao gồm giảng dạy trong đạo đức, phẩm chất và đạo đức trong việc góp phần vào việc thúc đẩy, bảo vệ và thực hiện có hiệu quả của tất cả các quyền con người.

6.5. Khuyến khích Phật tử từ tất cả các nước và truyền thống nghiên cứu phương pháp tiếp cận chánh niệm trên cả hai phương diện thế tục và Phật giáo để có một vai trò tích cực hơn trong việc hội nhập chánh niệm vào giáo dục các cấp.

6.6. Tiếp tục hỗ trợ nghiên cứu trong việc tìm hiểu sự tiến hóa và truyền bá triết học và văn hóa Phật giáo để thúc đẩy sự tham gia và hợp tác giữa tất cả Phật tử, không phân biệt truyền thống.

Điều 7: Chính sách và kết luận

7.1. Chúng tôi yêu cầu những phát hiện đã được xem xét cẩn thận sẽ được đưa vào chương trình mới của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

7.2. Chúng tôi tuyên bố rằng đã đến lúc cộng đồng thế giới nên bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về giải pháp Phật giáo và sử dụng nó trong thế giới đang thay đổi nhanh chóng ngày nay.

7.3. Chúng tôi tuyên bố rằng đạo đức Phật giáo có giá trị văn hóa để đóng góp vào sự phát triển của một xã hội từ bi hơn và có khả năng xây dựng hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội bền vững, công bằng và nhân bản.

7.4. Chúng tôi tuyên bố rằng cộng đồng Phật giáo có thể đáp ứng dứt khoát với những thách thức của các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc.

7.5. Chúng tôi yêu cầu các nhà lãnh đạo thế giới phối hợp với các lãnh tụ Phật giáo trong việc phát triển các hệ thống để huy động toàn diện các năng lượng từ bi nhằm đạt đến nền kinh tế xã hội phát triển và tạo ra một thế giới trong đó tất cả chúng ta đều được sống hòa bình và hạnh phúc.

7.6. Chúng tôi yêu cầu chính phủ các nước, các tổ chức dân sự, các doanh nghiệp, gia đình và cá nhân, không phân biệt tôn giáo hay truyền thống, thực hiện lối sống luân lý và đạo đức.

7.7. Chúng tôi tuyên bố rằng công cụ để thực hành Phật giáo ở tất cả các cấp độ, các cá nhân và tập thể, là không tách rời khỏi xã hội, trong đó trí tuệ từ việc thực hành giáo lý và thiền quán phải mang ý nghĩa cụ thể để giải quyết các tình huống đau khổ và bất công trong chính trị, môi trường, kinh tế và xã hội.

7.8. Chúng tôi khuyến khích việc mở rộng các tổ chức Phật giáo phi chính phủ, nhằm tích cực tham gia vào công tác cứu trợ thiên tai, an sinh xã hội và đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.

--------------------------

2014 NINH BINH DECLARATION

Made on the Occasion of the 11th United Nations Day of Vesak
May 7-11, 2014, Bai Dinh Convention Center, Ninh Binh, Vietnam

Whereas, we, the participants, from 95 countries and regions, have come together for the International Buddhist Conference on the United Nations Day of Vesak at Bai Dinh Convention Center held from May 07-11, 2014 (B.E. 2558); 

Whereas, we are most grateful and appreciative for the hospitality of the National Vietnam Buddhist Sangha and the support of the Socialist Republic of Vietnam in hosting this most auspicious gathering.  After four days of meetings, academic presentations, learned discussions, cultural events and Buddhist fellowship, the assembled delegates make and adopt this Declaration;

Whereas, we, came together in this Assembly pursuant to that resolution approved on 15th December 1999 at the General Assembly of the United Nations, Session No. 54, Agenda Item 174, Resolution 54/115. Therein it was declared that Vesak, which falls on the Full Moon day in the month of May, will be internationally recognized and observed at the United Nations Headquarters and its Regional Offices from the Year 2000 onwards. The United Nations Day of Vesak is jointly celebrated by all Buddhist traditions as a thrice sacred day. It serves to foster mutual understanding and cooperation amongst all Buddhist traditions, organizations and individuals through ongoing dialogue between Buddhist leaders and scholars addressing those issues of universal concern. As a result of our deliberations we adopt and publish the following message of peace based on the Buddha's teaching of wisdom and compassion; and,

Whereas, coming together to discuss the issues related to the “Buddhist Perspectives towards Achieving the UN Millennium Development Goals”, we have shared our viewpoints, experiences and research on the latest trends and developments in the various fields and considered deliberately their practical implications.

Now, therefore, at the conclusion of our successful celebrations and meetings we have unanimously resolved the following:

Article 1: General Agreements

1.1. To resolve that in keeping with the World view common to all Buddhists, it is an obligation held individually and collectively to work tirelessly for the attainment of the UN Millennium Development Goal (MDGs) and dedicate ourselves to social engagement for their attainment as a component of our practice and convictions.

1.2. To motivate by sending the strongest message to the international community to strengthen all efforts to implement the UN Millennium Development Goals through a collective commitment by all stakeholders,

1.3. To utilize the Buddha´s teaching as spiritual guidance for the overall well-being, development and progress of all sentient beings, and for the full implementation of the UN Millennium Development Goals.

Article 2: Buddhist Responses to Sustainable Development and Social Change

2.1. To recognize the interdependence of sustainable development - social, economic, and environmental, emphasizing the universal actualization of our full human potential as the ultimate goal of sustainable development.

2.2. To contribute to creating a new foundation of initiatives, reinforcing the framework of international action leading to sustainable development and global social development.

2.3. To urge global leaders to base sustainable development on the three pillars of environmental protection, economic development, and social justice, emphasizing the principles of equality, social justice, human rights protection and the promotion of education.

Article 3: Peace-building and Post-conflict Recovery

3.1. To promote peaceful settlement of conflicts, respect for life, ending of violence and practice of loving kindness, non-violence through dialogue and cooperation.

3.2. To urge political leaders to settle the disputes related to sovereignty, territorial integrity, and jurisdiction rights of exclusive economic zone (EEZ) and continental shelf through negotiations and other peaceful measures in confirmity with international laws including United Nations Convention on the Law of the Sea (1982), for the sake of maintaining world peace and stability.

3.3. To encourage Buddhists to be more proactive in promoting peace, which is central to the teachings of the Buddha; and, in particular, spreading the Buddha’s wisdom on the inter-connectedness of all humans as a global family and the shared consequences of their actions.

3.4. To value peace both intrinsically and extrinsically, by engaging Buddhist believers around the World to address the contemporary issues of war, violence, intolerance and terrorism which threatens the peace and stability of all society.

3.5. To motivate and hold Nations morally responsible for achieving peaceful ideals: understanding universal values, virtues, rights and responsibilities, and particularly the Buddhist culture of non-violence, compassion and tolerance.

3.6. To call for a universal peace education project, which would become the new paradigm for peace governance.

3.7. To reaffirm the common desire and fundamental human right of all people to live in peace with one another and reaffirming that the principal aim of the United Nations is the maintenance of international peace and security.

Article 4: Buddhist Responses to Global Warming and Environmental Protection

4.1. To acknowledge that the effects of technologically-based solutions are unpredictable and reaffirm that the establishment of a new environmental ethic is necessary incorporating Buddhist virtue ethics and responsibility.

4.2. To urge all governmental and non-governmental organizations together with Buddhist community to strive toward sustainable economic and social development, stressing the need to balance such development with the preservation of the environment.

4.3. To foster Buddhist environmentalism as instrumental to further prevention and reversal of global warming and the furtherance of environmental protection.

Article 5: Buddhist Contributions to Healthy Living

5.1. To recognize that the healthy living of the individual is characterized by physical, emotional, mental and spiritual growth, and the fostering of such growth is the ultimate goal of sustainable human happiness.

5.2. To engage collaboratively with governmental and non-governmental health organizations in holistic health programs, combining the Buddhist principles of mind-body harmony with modern medical science, for the eradication of disease, child mortality and to improve pre-natal care in the developing World.

5.3. To evaluate the effects of healthy living and facilitate the Buddhist healthy living program by applying Buddhist meditation techniques.

5.4. To recognize that core to healthy living is meeting the fundamental needs of the individual, including clean water, nutrition, housing, ensuring the physical and spiritual well-being and upholding the dignity of the person.

Article 6: Buddhist Educations and University Level Curriculum

6.1. To work tirelessly for universal education in the 21st century, emphasizing the integration of wisdom and compassion in caring for the environment, cultivating synergy between school subjects and disciplines, and incorporating ethics and a sense of community to the existing approach for acquiring skills for economic and social development within the curricula and syllabi at all levels of education, in order to realize the United Nations’ Millennium Development Goals of “achieving universal primary education” and beyond.

6.2. To encourage the incoporation of Buddhist history and philosophy in the curriculum of primary and secondary education which focuses on world and social studies.

6.3. To develop a Buddhist proposal for transformational universal education, which though secular based seeks to initiate an educational program that not only prepares children academically, but also emotionally and spiritually and uses innovative techniques to consolidate the contemporary reforms of national systems of education.

6.4. To acknowledge the fundamental importance of Buddha´s teachings relating to the inclusion of instruction in morals, virtues and ethics in contributing to the promotion, protection and effective realization of all human rights.

6.5. To encourage Buddhists from all countries and traditions to study both secular and Buddhist approaches to mindfulness and to take a more active role in the ongoing integration of mindfulness into education at all levels.   

6.6. To support continued scholarship in understanding the evolution and spread of Buddhist philosophy and culture in order to foster greater cooperation and participation between all Buddhists, regardless of traditions.

Article 7: Policy Implications and Conclusion

7.1. We request that these well considered findings be incorporated into the new program of the UN Millennium Development Goals.

7.2. We proclaim that it is time for the World community to begin an honest reflection about the Buddhist solution and its utilization in today´s rapidly changing world.

7.3. We proclaim that Buddhist ethics have cultural value to contribute to the development of a more compassionate society and are capable of building sustainable, equitable and caring political systems, economies, and societies.

7.4. We proclaim that Buddhist community can respond decisively to the challenges of the UN Millennium Goals.

7.5. We request that World leaders collaborate with Buddhists to develop systems that universally encourage the obtainment of full socio-economy and compassionate potentials and thereby create a World in which we all want to live.  

7.6. We request that state governments, civil societies, businesses, families and individuals, regardless of faith or tradition, adopt moral and ethical virtues.

7.7.  We proclaim that instrumental to the practice of Buddhism at all levels, individually and collectively, is Social Engagement wherein the insights from meditation practice and teachings are brought to bear in physical and meaningful ways to address situations of social, political, environmental, and economic suffering and injustice.

7.8. We encourage the expansion of Buddhist NGOs which actively and substantively engage in disaster relief, social welfare and the attainment of the Millennium Development Goals.

Done this 10th day of May, 2014, at Bai Dinh Convention Center, Ninh Binh, Vietnam

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.