Chính những nhu cầu thực tiễn, đáp ứng Phật sự, nêu cao trọng trách xã hội, hòa nhập cùng đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu đối với việc nâng cao vai trò, vị thế đối ngoại Phật giáo, phù hợp với xu hướng phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Do vậy, Giáo hội cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Ban Quốc tế Phật giáo trong việc giao lưu giáo dục, văn hóa, học thuật và các hoạt động từ thiện xã hội; tạo điều kiện, quan tâm đến việc đào tạo một lớp Tăng Ni sinh trẻ, giỏi về Phật học, thế học, có trình độ ngoại ngữ,... để gánh vác những nhiệm vụ quốc tế mà Giáo hội giao phó.
Tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với cộng đồng Phật giáo thế giới; tích cực tham gia hội thảo quốc tế cũng như đón tiếp các phái đoàn, tổ chức Phật giáo, tôn giáo bạn trên thế giới đến thăm Việt Nam để giao lưu, học hỏi.
Đặc biệt, cần mở chuyên ngành đào tạo về Quan hệ đối ngoại Phật giáo ở các Học viện Phật giáo nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập theo sự phát triển của xã hội. Ngành này sẽ đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kiến thức và kỹ năng căn bản cũng như chuyên sâu về nghiên cứu quan hệ đối ngoại Phật giáo giúp Tăng Ni sinh sau khi tốt nghiệp có cơ hội cống hiến cho Ban Quốc tế Phật giáo từ Trung ương đến địa phương hoặc tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn.
Hướng đến Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, từ 27 đến 29-11-2022 tại Hà Nội, mỗi ngày Giác Ngộ Online sẽ giới thiệu các ý kiến, đóng góp xây dựng của chư Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu đối với các lĩnh vực hoạt động của Giáo hội.
Tổng hợp các ý kiến, phát biểu thiết thực sẽ được đăng trong ấn phẩm Báo Giác Ngộ số đặc biệt chào mừng Đại hội, dự kiến phát hành ngày 18-11-2022.
Mọi ý kiến, bài cộng tác xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, chủ đề thư điện tử xin viết: “Hướng về Đại hội IX GHPGVN”. Bài viết xin ghi thông tin địa chỉ, số điện thoại liên lạc và ảnh chân dung tác giả để tiện cho liên lạc khi cần trao đổi và minh họa theo quy định.