Chùa Ngũ Tổ: Đệ nhất Văn hóa Thiền Tông

Hồi thứ 22 trong "Hồng Lâu Mộng" (một trong bốn kiệt tác của Trung Quốc: Kim Bình Mai, Tam Quốc Chí, Hồng Lâu Mộng và Tây Du Kí) - tác phẩm cổ điển nổi tiếng, có nhắc đến điển cố Thiền Tông: Ngũ Tổ truyền y bát, qua cuộc đối thoại Thiền giữa Giả Bảo Ngọc và Tiết Bảo Thoa. Điển cố này, xảy ra tại chùa Ngũ Tổ, thôn Nhất Thiên Môn, huyện Huỳnh Mai.

Chùa Ngũ Tổ - Thánh địa Phật giáo Thiền Tông, tọa lạc trên ngọn Đông Sơn, thôn Nhất Thiên Môn, còn gọi là chùa Đông Sơn, là đạo tràng của Đại sư Hoằng Nhẫn - Tổ sư đời thứ 5 Thiền tông Trung Quốc. Ngôi chùa này, bắt đầu xây dựng vào năm Vĩnh Huy thứ năm đời Đường (CN 654). Tương truyền, Đại sư Hoằng Nhẫn đã từng đào ao vét hồ trên đỉnh núi, và tự tay trồng hoa sen trắng trong hồ. Nhân đây, núi gọi là Bạch Liên Phong, ao gọi là Bạch Liên Trì. Từ đó, Bạch Liên Đông Sơn đã trở thành một trong mười cảnh đẹp ở huyện Huỳnh Mai.

nguto1.jpg
Sơn môn chùa Ngũ Tổ

Thôn Nhất Thiên Môn mượn tên chùa mà đặt tên làng. Căn cứ theo số tự học cổ đại Trung Quốc,  "số 3" (三) là cực số. Những người hiền lành muốn vào nước Phật phải đi qua "Tam Đạo Môn". Đó là Nhất Thiên Môn và Nhị Thiên Môn, đi vào Đại Môn của chùa gọi là Sơn Môn, chữ Sơn (shan:山) tức là hài âm của chữ Tam (san:三)

nguto 5.jpg
Đông Sơn Cổ Đạo

Nhất Thiên Môn của chùa Ngũ Tổ được xây cất vào khoảng năm Tuyên Hòa đời Bắc Tống, nằm ở ngã ba đường, phía Bắc Cổ Dịch Đạo dưới chân núi Đông Sơn, cổng làm theo kiểu bốn cột chấm đất, được xây bằng khối đá xanh lớn, nằm vắt ngang hai bên đường lên núi. Với kĩ thuật thiết kế tinh xảo, điêu khắc tinh tế, bởi vậy nơi đây được lấy tên là Nhất Thiên Môn, tức là thôn Nhất Thiên Môn hiện nay. Trước đây, Nhất Thiên Môn là cổng bắt buộc phải đi ngang qua Tổ đình, nhưng hiện nay có thể men theo con đường quốc lộ ngoằn ngoèo, dọc theo phía tây thôn Nhất Thiên Môn, xe hơi có thể chạy thẳng đến sơn môn, nếu đi bộ, vòng qua Nhất Thiên Môn, rồi theo hướng đông leo từng bậc cấp của Sơn Cổ Đạo mà lên, sẽ cảm thấy như có một niềm hứng thú đặc biệt, len lỏi vào tận tâm hồn giữa khung cảnh u nhã tuyệt vời

nguto 3.jpg
Mái hiên hành lang Tổ Đình Nhất Thiên Môn Thôn
 

  Theo sự ghi chép của sử, từ đời Đường đến ba trào nhà Nguyên, có 5 vị hoàng đế đã lần lượt ngự ban hoành phi cho chùa Ngũ Tổ. Nguyên nhân nào dẫn đến sự chú ý của năm đời vua này? Vì chùa Ngũ Tổ là nơi kế thừa sự nghiệp Tổ sư, truyền bá lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Thiền học, sau khi Đạt Ma Tổ sư  từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc vào thời Nam Bắc triều, vẫn mang phong cách Thiền Ấn Độ, Nhưng khi truyền đến Tứ Tổ Đạo Tín, Tổ mới bắt đầu suy nghĩ chuẩn bị đổi mới Thiền tông Trung Quốc. Sau khi ngũ Tổ Hoằng Nhẫn kế thừa y bát, xây dựng đạo tràng Đông Sơn, tiếp độ học chúng khắp nơi, cải cách pháp Thiền, sáng lập Thiền tông Trung Quốc, pháp Thiền của Ngũ tổ được gọi là "Đông Sơn Pháp Môn".

Đi vào Nhất Thiên Môn, có thể nhìn thấy một con đường nhỏ, trải dài bằng những phiến đá được trau chuốt giữa rừng cây xanh thẳm ngút ngàn, đây chính là đường cổ Đông Sơn, theo những lời truyền tụng, con đường này, do một vị tăng sống vào thời nhà Tống đi hóa duyên tu sửa. Men theo Cổ Đạo không xa mấy, chính là tháp đá của đức Thích Ca Đa Bảo Như Lai, giữa con đường liên tục quanh co uốn khúc, có Nhị Thiên Môn, tháp Tam Thiên Phật, đình Bán Sơn, tháp Thập Phương Phật... .Hai bên đường còn có rất nhiều tháp của chư tăng, đường phía tây là Tây Tháp Lâm, đường phía đông là Đông Tháp Lâm. Hướng lên trên nữa, sẽ đi qua ao Ẩm Mã, tháp Đại Phật, tiến vào cổng Lão Sơn, vượt qua cầu vồng, lượn quanh cây Bồ đề nghìn năm, vào cổng Tân Sơn, là đã đến quần thể Phật điện. Tham bái xong, đi lên đường Thông thiên về hướng đông, từ đài giảng kinh, qua Phụng Hoàng Gia là lên đến đỉnh Bạch Liên. Những di tích ngày xưa đến nay vẫn còn như: Đá Bát Vu, ao Bạch Liên, ao rửa tay, Xã Thân Nhai (còn gọi là Ái Thân Nhai. Ba mặt đều thẳng đứng, phía dưới là vực sâu. Theo truyền thuyết, xưa những người con có hiếu, muốn cho cha mẹ khỏi bệnh, đến đây thành tâm cầu nguyện thần linh, rồi gieo mình xuống vực, do đó gọi là dốc Xã Thân).

nguto 4.jpg
Tháp Xá Lợi

Theo sự ghi chép của sử, từ đời Đường đến ba trào nhà Nguyên, có năm vị hoàng đế đã lần lượt ngự ban hoành phi cho chùa Ngũ Tổ. Nguyên nhân nào dẫn đến sự chú ý của năm đời vua này? Vì chùa Ngũ Tổ là nơi kế thừa sự nghiệp Tổ sư, truyền bá lịch sử Thiền tông Trung Quốc. Thiền học, sau khi Đạt Ma Tổ sư từ Ấn Độ truyền sang Trung Quốc vào thời Nam Bắc triều, vẫn mang phong cách Thiền Ấn Độ, nhưng khi truyền đến Tứ Tổ Đạo Tín, Tổ mới bắt đầu suy nghĩ chuẩn bị đổi mới Thiền tông Trung Quốc. Sau khi ngũ Tổ Hoằng Nhẫn kế thừa y bát, xây dựng đạo tràng Đông Sơn, tiếp độ học chúng khắp nơi, cải cách pháp Thiền, sáng lập Thiền tông Trung Quốc, pháp Thiền của Ngũ tổ được gọi là "Đông Sơn Pháp Môn".

nguto 7.jpg

Đại sư Hoằng Nhẫn, ngoài sự cống hiến đối với Thiền tông Trung Quốc, còn có sự cải cách về truyền thừa y bát. Hai bên cổng chùa Ngũ Tổ có khắc hai bài kệ:

身是菩提树 (Thân thị Bồ đề thọ )

心如明镜台 (Tâm như minh cảnh đài )

时时勤拂拭 ( Thời thời cần phất thức )

莫使惹尘埃 ( Mạc sử nhạ trần ai )

Tạm dịch:

Thân là cội gốc Bồ đề

Tâm như gương trong tỏa sáng

Mỗi ngày mỗi giờ quét lau

Chớ để bụi trần đeo bám

菩提本无树 ( Bồ đề bổn vô thọ )

明镜亦非台 ( Minh cảnh diệc phi đài )

本来无一物 ( Bản lai vô nhất vật )

何处惹尘埃 ( Hà xứ nhạ trần ai )

Tạm dịch:

Bồ đề vốn chẳng phải cây

Gương sáng cũng không do đài

Xưa nay vốn không một vật

Bụi trần há dễ bám đeo

Bài kệ trên là của đại đệ tử Thần Tú làm, bài kệ dưới của Hành giả Huệ Năng. Căn cứ vào bài kệ sau, Tổ Hoằng Nhẫn đã truyền y bát cho hành giả Huệ Năng. "Trên tiếp nối mạng mạch của Tổ sư Đạt Ma, dưới truyền thừa gia nghiệp của hai nhà Năng Tú", chính "Nam Năng Bắc Tú" đã mở rộng pháp Thiền, và đưa Thiền Tông đến đỉnh điểm cao nhất ở Trung Quốc thời bấy giờ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.