Câu cuối cùng con nói với mẹ…

GNO - Nếu bạn được nói câu cuối cùng với người thân của bạn như mẹ chẳng hạn bạn sẽ nói gì? Chỉ một câu thôi rồi không bao giờ bạn được nói và mẹ bạn không bao giờ nói thêm một câu nào nữa, một tiếng nào nữa. Bạn nói gì?

Tôi đã nói: “Mẹ ơi, con cho con mèo ăn cơm rồi”. Vâng tôi nói thế đấy bạn ạ. Một câu nói chẳng ăn nhập trong phút chia ly này và chỉ một lần duy nhất này thôi. Bao nhiêu lần tôi đọc những tài liệu nói về giây phút cận tử này rồi mà mọi chuyện cứ rối lên và tôi chẳng còn nhớ mình phải làm gì cả. Tôi quên niệm Phật cho mẹ một câu. Quên hết và rối bung xòe…

1a20782516-images1549436_mum.jpg

Ảnh minh họa

Vâng, đã lâu lắm rồi  cách đây vài năm mẹ đi khám tổng quát về sức khoẻ bác sĩ có ghi: “Thiếu máu mạch vành”. Ôi! Cái ông bác sĩ này lo xa quá. Mẹ tôi vẫn khỏe mạnh. Mẹ vẫn đi chợ và đi chơi khắp nơi từ trong nước ra nước ngoài, từ Móng Cái tới mũi Cà Mau. Bệnh mà được như mẹ là mừng lắm rồi.

Tôi tự nhủ không nên làm cho mẹ lo lắng quá, không làm cho mẹ buồn vì cái bệnh không có trong người mẹ. Hãy vui sống một cách khỏe mạnh. Hãy yêu đời, lạc quan và cuộc sống bình an như mẹ. Hãy để mẹ bình an hàng ngày mẹ đi chùa đọc một thời kinh rồi vui chơi cùng con cháu, rồi mẹ thích gì làm nấy, không cản và không ép. Mẹ đi chơi, đi hành hương, đi hộ niệm, đi làm từ thiện

…Mẹ vẫn cứ vui, và tôi cũng vui về mẹ. Sau những ngày đầu tắt mặt tối nuôi con, chăm chồng giờ mẹ tôi sống với bạn đạo, với Phật pháp và con cháu chung quanh.

Con và cháu ngoan và chìu mẹ, chìu bà. Cuộc sống gia đình con cái không giàu, không nghèo và đạo hiếu vẫn ở trên hết. Thỉnh thoảng cái ý của ông bác sĩ cũng làm tôi suy nghĩ. Ngừa còn hơn không. Tôi khuyên mẹ nghỉ ngơi nhiều hơn một chút. Mẹ cười xòa: “Mẹ khoẻ mà. Có gì đâu. Con đừng lo. Mẹ biết mẹ mà. Mệt mẹ nghỉ một chút rồi hết”. Tôi muốn nói điều gì đó nhưng lại thôi. Hãy để mẹ vui sống là được.

Vâng, năm nay mẹ bảy mươi chín tuổi, sức mẹ có giảm nhưng mẹ vẫn giữ sinh hoạt bình thường. Tôi vẫn nhắc chừng cho có lệ. Rồi tôi vẫn đi làm và một cú điện thoại.

-Mẹ bệnh, chuyển vào bệnh vịên.

-Chưa định bệnh.

-Bệnh nặng.

-Thấy bác sĩ đăm chiêu.

-Mẹ chuyển viện gấp lên tuyến trên.

-Lên bệnh viện chuyên đi.

-Bệnh mẹ được thông báo lên tuyến trên bác sĩ trên tuyến trên đang sẵn sàng chờ mẹ lên. Ờ. Bệnh viện nào?

-Ờ, xe đang chạy. Chị đến đấy và đón ở phòng cấp cứu.

Tin

Nếu một lần nữa mẹ bị bệnh tôi không chắc chào mẹ bằng câu: “Con thương mẹ” dịu dàng dễ nghe nhưng không quen nói như bao người Việt khác không hay bày tỏ lòng mình. Hằng ngày tôi vẫn yêu thương mẹ bằng câu: “Mẹ khỏe hông?” Hay là câu “Con có cái này nè mẹ”. Một món quà xinh xinh hay cái áo, cái bánh. Nhưng chắc chắn con yêu mẹ nhất trên đời. Và Phật cũng cảm được tình mẹ con mình nên mẹ lại về với con. Con yêu mẹ!   

cứ bay đi bay lại. Tôi rối bời và cũng bay đến bệnh viện. Một mình với cái hành lang cấp cứu, khuôn mặt, cặp mắt, cử chỉ y như nhau. Bối rối, lo lắng. Mẹ thiếu máu cơ tim thật. Nghĩa là cuộc sống của mẹ đang mong manh và đang được sống bằng từng phút một, từng giây một.

Bây giờ con cho mẹ cuộc sống của con cũng chẳng được. Sao mà khó thế này. Không thấy một ai quen. Tôi gọi điện thoại và được biết mẹ đang đến, xe đang chạy. Rồi, tiếng còi hụ và xe đến. Mẹ nguy kịch đến thế ư? Xe ngừng, Và mẹ nằm mệt nhọc, môi tái nhợt. Y tá chuyển mẹ vào trong một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng vô cùng.

Tôi không nhìn được mẹ, không kịp hỏi mẹ một câu. Không thể nắm tay mẹ. Sau khi xe mẹ đi tôi cám ơn ca trực đã kịp thời. Tôi im lặng nhìn khung kính mờ phía trước mặt đã ôm gọn mẹ trong đó. Chân tay tôi thừa, đầu óc rỗng. Tôi làm một điều như một thói quen:

- Nam mô A Di Đà Phật. Xin ngài gia hộ cho mẹ con.

Cửa phòng cấp cứu mở. Bác sĩ thông báo tình trạng tình trạng nguy kịch của mẹ cần can thiệt bằng phẫu thuật kỹ thuật cao gấp. Ký tờ cam kết như bất cứ ai vào phòng mổ. Xe của mẹ chạy theo hành lang vào phòng mổ. Xe chạy thật nhanh. Mẹ nằm im với bao dây nhợ chằng chịt ở tay, ở ngực, bình oxy…Nhưng khuôn mặt mẹ tái nhợt. Chạy theo xe con không biết làm gì bây giờ. Con sắp mất mẹ.

Trong cuộc chiến này ngoài mẹ, con không thể giúp gì cho mẹ. Có con cũng như thừa. Con bối rối. Mẹ nắm tay con dặn bữa cơm chiều đã xong. Thức ăn mẹ để. Mẹ mệt. Con cứ ăn. Con mấy mươi tuổi mà mẹ vẫn chăm con như em bé. Dù bao nhiêu tuổi con vẫn là đứa con dại khờ của mẹ. Đến giây phút cuối của cuộc sống mẹ vẫn lo cho con bữa cơm cuối này ư? Mẹ không lo gì cho mẹ sao. Mẹ có biết giây phút này là giây phút cuối cùng của mẹ con mình không? Chắc là mẹ không biết.

Bác sĩ cũng nói: “Đây là cuộc chiến một ăn, một thua”. Con là người sẽ mất mẹ trong giây lát. Con vuột nói: “Không đau đâu mẹ. Như mổ ruột thừa thôi. Bác sĩ sẽ giúp mẹ khỏe ngay thôi. Đơn giản lắm. Mẹ lại khỏe một cách bình thường, mẹ lại đi chùa. Mẹ đừng sợ. Bệnh mẹ bình thường lắm…Mẹ khỏe”.

Mẹ cười nhè nhẹ. Đến cửa phòng mổ tôi cuống cuồng nói: “Mẹ ơi! Con cho mèo ăn cơm rồi”. Trong khi tôi từ công ty tôi đang làm việc đến đây. Trong giây phút cuối tôi nói với mẹ như vậy. Xe vào phía trong phòng mổ nhưng cánh cửa chưa khép. Tôi nói với theo: Mẹ! Niệm Phật nghe mẹ.

***

Và cánh cửa đóng lại. Đấy giây phút cuối cùng của chúng tôi như thế đấy. Tôi mong nếu có ai ở trong trường hợp như tôi thì không như tôi. Bạn sẽ nói: “Con yêu mẹ lắm. Con yêu mẹ nhất trên đời này…”. Và hàng ngàn câu hay ho hơn câu nói về con mèo như tôi. Một câu nói vô duyên nhất thế giới đấy bạn ạ! 

Sau bốn mươi lăm phút dài như mấy chục năm, cánh của bật mở và vị bác sĩ mặc áo xanh - áo dung trong phòng mổ- bước ra. Tôi và các em đứng dậy như chiếc lò so. Trên gương mặt còn chút căng thẳng:

-Thành công. Đã tìm ra mạch máu tắc và đã thông…

Vị bác sĩ còn nói và tôi không nghe nữa. Tôi nhảy lên. Mẹ trở về với chúng con…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.