Bernard Wilson không phải là người duy nhất vượt đại dương đến nghe lãnh tụ tinh thần Phật giáo Tây Tạng thuyết pháp. Trong số 30.000 người tập trung về Bodh Gaya để nghe nhà sư Tây Tạng 74 tuổi diễn thuyết về hòa bình thế giới hằng năm bắt đầu từ ngày 5-1, thì có ít nhất 1000 người, mà phần đông trong số họ có độ tuổi từ 20 đến 40, đến từ các quốc gia phi Phật giáo như: Australia, Italy, Cộng hòa Séc, Tây Ban Nha, Anh Quốc, Brazil và một số quốc gia Châu Phi.
Đức Dalai Lama lễ Phật tại Đại tháp Giác Ngộ (Mahabodhi) ngày 4-1-2010.
Lạt-ma Jigme Tsering, một quan chức cao cấp của chính phủ Tây Tạng lưu vong có trụ sở tại thành phố Dharamsala, bang Himachal Pradesh nói số lượng người từ các nước phương Tây tập trung về Bodh Gaya nghe đức Dalai Lama thuyết pháp năm nay tăng gấp 3 lần so với hơn 300 người tề tựu về Sarnath năm ngoái. Khoảng 350 người phương Tây đã đến Dharamsala nghe thuyết pháp cách đây 3 năm.
Đức Dalai Lama thuyết giảng tại Bodh Gaya ngày 5-1-2010.
Hàng chục ngàn Tăng Ni, Phật tử tập trung về Bodh Gaya
nghe đức Dalai Lama thuyết pháp.
Giải thích về sự hiện diện của quá nhiều người phương Tây đến nghe pháp thoại 5 ngày này, Lạt-ma Jigme Tsering nói: “Cần lưu ý rằng, sở dĩ đức Dalai Lama thu hút được giới trẻ là vì ngài chẳng bao giờ đề nghị họ thay đổi tôn giáo gốc của họ. Phật giáo không chủ trương cải đạo hoặc rửa tội. Đức Dalai Lama chỉ nói đạo Phật có rất nhiều vấn đề liên quan tới thời đại khổ đau này mà thôi.”
Martin là kỹ sư cơ khí đến từ Cộng hòa Séc cũng biểu lộ sự đồng tình. Chàng trai 31 tuổi này chia sẻ: “Mặc dù sinh ra là người Cơ-đốc giáo, nhưng tôi là người vô thần. Tôi chấp nhận triết lý Phật giáo vì nó đơn giản và thiết thực.”
Cắt nghĩa cho đại chúng hiểu về tính thiết thực của đạo Phật hôm 5-1, đức Dalai Lama giảng: “Quí vị không thể dựa vào sự cầu nguyện để được sinh về cõi vĩnh hằng hoặc vô hình nào đó để thoát khỏi khổ đau. Chỉ có tu thiền định mới giải phóng tâm mình thoát khỏi vô minh và sức hút của vô thường. Hãy tin vào chính mình, vào tâm mình hơn là tin vào một đấng siêu nhiên nào đó vốn không có trong giáo lý của đức Phật Cồ-đàm.”
Martin nằm trong số 30 du khách đến từ Cộng hòa Czechoslovakia, nơi đức Dalai Lama, một trong nhiều lãnh tụ tinh thần thuyết giảng khắp thế giới, diễn thuyết tháng 11-2008.
Vậy, bí quyết thu hút giới trẻ toàn cầu của vị Lạt-ma sinh năm 1935 là gì? Theo các nhà quan sát, đó là một “tiến trình dần dần” bắt đầu từ năm 1989 khi đức Dalai Lama nhận giải Nobel Hòa bình. Năm 1989 là năm Bức tường
Trong khi chủ nghĩa cộng sản suy yếu, đạo Phật đã thu hút giới trẻ sống trong một thế giới đầy căng thẳng của dòng đời trôi chảy.
Lucy là quản thủ thư viện đến Bogh Gaya, nơi đức Thế Tôn chứng đắc Phật quả cách đây 2500 năm, từ Boston và đã trở thành Phật tử được 5 năm, chia sẻ: “Đạo Phật dạy chúng ta cách sống một cuộc sống thoát khỏi khổ đau, nhất là trong thời đại căng thẳng và đầy áp lực này. Và đức Dalai Lama là người được trang bị kiến thức và kinh nghiệm tốt nhất để dạy cho chúng ta cách sống đó.”
Người phụ nữ 41 tuổi này nói “sự căng thẳng tại nơi làm việc” đã làm cho các vấn đề vốn phát sinh từ bệnh Lyme, (một loại bệnh do bị nhiễm nọc độc của loài bọ chét có thể làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, các khớp, da và tim), của cô trở nên trầm trọng.
“Cuối cùng, ngay cả bác sỹ cũng tuyên bố bệnh của tôi vô phương cứu chữa,” cô Lucy nhớ lại. Khi đó, cô đã tiếp xúc với một tu sỹ Phật giáo. Và vị tu sỹ ấy đã chữa lành bệnh của cô? “Không,” Lucy nói. “Vị tu sỹ Phật giáo ấy đã chữa tâm bất an của tôi nhiều hơn là chữa thân bệnh của tôi.”
Năm ngoái, sau khi kinh tế thế giới bị suy giảm, Yuri Jesus mất việc làm. Anh và bạn gái của anh là Delphing đến Bodh Gaya từ
Marisa Galasso, 40 tuổi, đến từ
“Tuy nhiên, đạo Phật là đạo Phật và Phật giáo đã thu hút cựu danh thủ Roberto Baggio theo cách thức mà nó đã thu hút những thanh niên khác trên toàn cầu,” nhà báo kỳ cựu Bultrini bình luận.