Hiện diện tham dự phiên bế mạc Hội thảo có Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Quang, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN; chư vị Trưởng lão Ủy viên Ban Thường trực, Thành viên Hội đồng Chứng minh; lãnh đạo các Ban, Viện T.Ư, chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh thành lân cận; chư Tăng Ni các nơi đồng về tham dự.
Bên cạnh đó còn có sự hiện diện của lãnh đạo các đơn vị đồng tổ chức: Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Đại học Huế; lãnh đạo chính quyền địa phương sở tại cùng hơn 500 đại biểu là học giả các giới, quý nhân sĩ trí thức tham dự.
Phát biểu đúc kết Hội thảo, Giáo sư Lê Mạnh Thát, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM cho biết sau 2 ngày làm việc tích cực, trách nhiệm và khoa học, Hội thảo đã diễn ra với 1 phiên toàn thể và 6 phiên chuyên đề, với tổng số 68 tham luận được báo cáo trên tổng số 123 tham luận gửi về Hội thảo.
Giáo sư Lê Mạnh Thát phát biểu đúc kết Hội thảo |
Trong đó, hầu hết các tham luận tập trung làm rõ nội dung về vị trí, vai trò và đống góp quan trọng của Thiền phái Liễu Quán trong lịch sử Phật giáo Việt Nam và dân tộc Việt Nam; làm rõ giá trị các nguồn sử liệu vừa được phát hiện liên quan đến Tổ sư Liễu Quán và chư vị Tổ sư truyền thừa, trong đó có những tư liệu có tính phát hiện cao như Ngũ hối nghiphát hiện tại chùa Khánh Quới, Mỹ Tho, Tiền Giang hay bức hoành phi “Sắc tứ Viên Thông am” phát hiện tại nhà thờ họ Tống Phước, thành phố Huế.
Đặc biệt, một số lượng lớn tham luận hội thảo đã tập trung làm rõ phổ hệ truyền thừa của Thiền phái Liễu Quán ở các tỉnh thành trong cả nước từ Thanh Hóa đến các tỉnh Nam bộ.
Thượng tọa Thích Nguyên Thành phát biểu cảm tạ |
Đại diện Ban Tổ chức, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo VN tại Huế, Phó Trưởng ban Tổ chức phát biểu bế mạc và cảm tạ.
Dịp này, Ban Tổ chức cũng đã trao quà lưu niệm đến lực lượng tình nguyện viên đã góp phần tạo nên thành công của Hội thảo.
Một số hình ảnh ghi nhận: