Bắc Ninh: Quy hoạch chùa Bút Tháp thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh và vùng phụ cận

Chùa Bút Tháp, danh lam được được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, thời vua Trần Thánh Tông
Chùa Bút Tháp, danh lam được được xây dựng vào thế kỷ thứ XIII, thời vua Trần Thánh Tông
0:00 / 0:00
0:00
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 848/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích quốc gia đặc biệt Chùa Bút Tháp, tỉnh Bắc Ninh.

Mục tiêu quy hoạch là quản lý và bảo vệ di tích này trở thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận.

Bên cạnh đó, quy hoạch còn nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Bút Tháp trở thành điểm du lịch văn hóa, lịch sử hấp dẫn; kết nối với các điểm tham quan, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Các sản phẩm du lịch chủ yếu gồm: Các hoạt động văn hóa tâm linh truyền thống gắn với di tích (các lễ hội, nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng); tổ chức lễ hội và các sự kiện có chủ đề lịch sử, văn hóa tại di tích Chùa Bút Tháp; tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, biểu diễn hát Quan họ, tìm hiểu phong tục tập quán của địa phương, trò chơi dân gian, tham quan cảnh quan sinh thái nông nghiệp khu vực ven sông Đuống và khu vực phụ cận; xây dựng các chương trình, hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu giá trị về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật của di tích chùa Bút Tháp; đầu tư phát triển sản phẩm lưu niệm đặc trưng gắn với các đặc sản của địa phương.

Mục tiêu quy hoạch là quản lý và bảo vệ di tích này trở thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận

Mục tiêu quy hoạch là quản lý và bảo vệ di tích này trở thành trung tâm văn hóa, tín ngưỡng của tỉnh Bắc Ninh và vùng phụ cận

Theo quy hoạch, sẽ phát triển tuyến du lịch nội vùng kết nối chùa Bút Tháp với các điểm di tích lân cận trong xã Đình Tổ, trong huyện Thuận Thành với các hoạt động tìm hiểu văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán, thưởng thức các món ăn đặc sản và tham quan trải nghiệm tại các làng nghề thủ công truyền thống và các điểm di tích nổi tiếng của địa phương.

Tuyến du lịch gắn kết di tích chùa Bút Tháp với các khu, điểm du lịch trọng điểm của vùng Kinh Bắc (Làng tranh dân gian Đông Hồ, Chùa Dâu, Chùa Phật Tích, Thành cổ Luy Lâu, Lăng và đền thờ Cao Lỗ Vương, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Lý, đền thờ Bà Chúa Kho…).

Tuyến du lịch liên tỉnh kết nối Chùa Bút Tháp với các khu di tích ở các tỉnh khác như Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều (Quảng Ninh), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà (Bắc Giang)…; tuyến du lịch chuyên đề về chùa cổ Việt Nam, tham quan các làng Quan họ cổ, làng nghề truyền thống vùng Kinh Bắc, kết nối với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; tuyến du lịch sinh thái nông nghiệp dọc theo sông Đuống.

Tổng diện tích quy hoạch là 82.053 m2.

Khu vực bảo vệ di tích có diện tích 28.032 m2 trong đó có khu vực bảo vệ I (diện tích 10.441 m2) gồm các công trình: Tam quan, gác chuông, tiền đường, thiêu hương, nhà cầu, thượng điện, Tích Thiện am, nhà trung, phủ thờ… và khu vực bảo vệ II (diện tích 17.591 m2) gồm có cảnh quan, sân vườn và các công trình phụ trợ bao quanh khu vực bảo vệ I.

Khu vực phát huy giá trị di tích và phục vụ du lịch (diện tích 54.021 m2) là khu vực cảnh quan thiên nhiên bao quanh khu vực bảo vệ II tạo vùng đệm bảo vệ cảnh quan di tích và xây dựng mới các công trình phục vụ nhu cầu của khách đến tham quan di tích.

Thanh Xuân / An ninh Thủ đô

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.