GNO - Trong 3 tháng an cư kiết hạ, các hành giả thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM khép mình trong đời sống thiền môn, thực hành một cách thầm lặng những lời dạy của Đức Phật để rèn luyện đạo hạnh, trau dồi hiểu biết về Phật pháp.
Gần 1.000 hành giả là Tăng Ni sinh thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM tập trung theo trú xứ quy định, cùng nhau thực hành pháp an cư trong tinh thần thanh tịnh và hòa hợp.
Mỗi ngày, đại chúng thực hành các thời khóa tụng kinh, bái sám, quá đường, học tập, chấp tác... một cách nghiêm mật; thường xuyên trao đổi, học hỏi lẫn nhau, nâng đỡ, chia sẻ cho nhau những lúc khó khăn, để làm sao cho thân tâm được bình yên và lắng dịu các phiền não.
|
Chư tôn đức Hội đồng Điều hành tham dự thời khóa tu học cùng các hành giả Tăng Ni sinh viên |
Đặc biệt, trong tuần huân tu tập trung, các Tăng Ni sinh viên được dịp lắng nghe các chia sẻ của chư tôn đức Hội đồng Điều hành, lãnh đạo các khoa và giảng viên cộng tu, về kinh nghiệm tu học, nghiên cứu và hành đạo.
Cùng ngắm chùm ảnh một ngày sinh hoạt ở trường hạ tập trung Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM:
|
Hạ trường tập trung Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh) có gần 1.000 hành giả là Tăng Ni sinh an cư |
|
Thời khóa mỗi ngày bắt đầu từ lúc 3g30 sáng |
|
Đại chúng thực hành thời khóa ngồi thiền và tụng Lăng nghiêm... |
|
... buổi tối sẽ tụng kinh Pháp hoa để hiểu hơn về lời Phật dạy |
|
Các hành giả cùng nhau đọc tụng những lời kinh quý báu mà Đức Phật đã để lại cho hàng hậu học... |
|
... nhằm nhắc nhở bản thân mình về ý nghĩa tối hậu của người xuất gia |
|
Tiếng chuông tỉnh thức |
|
Kinh Diệu pháp liên hoa - phẩm Phổ môn |
|
Định tâm trong từng câu kinh |
|
Bên cạnh việc tụng kinh thì đại chúng cũng thực hành ngồi thiền vào 2 thời sáng và tối |
|
Thiền định giúp cho tâm của hành giả được an tĩnh... |
|
... hạn chế những vọng động của tâm ý, làm lắng dịu các phiền não, nuôi dưỡng an lạc hạnh phúc cho tự thân |
|
... cũng như rèn luyện sự chú tâm của mình trong từng hơi thở |
|
Mục đích gần của thiền là để rèn luyện tâm và dụng tâm một cách có hiệu quả cao trong đời sống thường nhật |
|
Rốt ráo hơn của thiền là để giúp các hành giả giải thoát ra khỏi sinh tử luân hồi |
|
Theo từ điển Phật học Huệ Quang định nghĩa: “Quá đường, còn gọi là thượng đường hay phó đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham” |
|
Các hành giả xếp hàng, di chuyển về trai đường trong trật tự, im lặng |
|
Cử bát thực hiện nghi thức quá đường |
|
Rửa bát trong tích môn/ Ta nhìn ta mỉm cười/ Ta làm chi đó vậy/ Kìa nụ hồng đang tươi |
|
Sau giờ nghỉ trưa, các hành giả cùng nhau trở về Thư viện Trí Quảng thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM để học tập, nghiên cứu kinh điển |
|
Gửi các vật dụng trước khi vào học viện |
|
Thính pháp |
|
Cùng nhau đọc sách để nâng cao kiến thức |
|
Chăm chú trong từng trang sách |
|
Không gian yên tĩnh với đầy đủ các khu vực chức năng, bao gồm: không gian cho các dịch vụ thông tin, không gian học tập chung, không gian nghiên cứu... giúp các hành giả thoải mái nghiên cứu, học tập |
|
Phòng hành thiền là nơi mà các hành giả có thể buông thư sau thời gian nghiên cứu mệt mỏi |
|
Nguồn tâm |
|
Bên cạnh việc học, trong 3 tháng an cư các hành giả còn cùng nhau chấp tác, thực hiện công việc trồng rau trong khuôn viên Học viện |
|
Trồng rau để cung cấp thực phẩm cho đại chúng |
|
Tất cả theo tinh thần tự túc, tự cung, tự cấp |
|
Ươm những mầm xanh |
|
Niềm vui thu hoạch |
|
Một vị Ni đang kiểm tra các phôi nấm tại vườn nấm, những sản phẩm này đều góp phần cung cấp thực phẩm hàng ngày cho các hành giả trong 3 tháng an cư |
|
Giảng đường Minh Châu nhìn từ xa |
|
Gần 1.000 hành giả tham dự an cư kiết hạ ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM |