GNO - Khi mà ngọn lửa phá hủy ngôi chùa Phật giáo Lào ở Westminster cách nay gần 2 năm, nhiều thành viên của cộng đồng ở đây cảm thấy rằng họ như mất đi mọi thứ - niềm tin lâu đời, ngôi nhà thứ hai, và với nhiều người đó là kỷ niệm thời thơ ấu.
“Tôi lớn lên cùng ngôi chùa này, bố mẹ tôi dẫn tôi đến đây từ khi tôi còn nhỏ”, Emmy Thammasine, một kiến trúc sư khu vực Denver cho biết. “Lúc tôi đang ở Tesax thì chị của tôi gọi và báo chùa đang bị cháy. Tôi như suy sụp hoàn toàn”.
Mô hình ngôi chùa mới của Phật giáo Lào tại Westminster - Ảnh: Courtesy Maly Khanthaphixay
Cũng như nhiều người khác đã từng phụng thờ và đi lễ tại ngôi chùa có hơn lịch sử hơn 25 năm qua trên mảnh đất này, Thammasine cảm thấy mất đi mọi thứ những cấu thành văn hóa Lào và một cộng đồng dần bị lãng quên.
“Chúng tôi mất tất cả”, Maly Khanthaphixay, một thành viên của cộng đồng mà ba của ông đã giúp tạo dựng nên ngôi chùa Phật giáo Lào tại địa chỉ 10685 Dover St. vào năm 1989 thổn thức.
Ngọn lửa đã thiêu rụi 90% mỹ thuật, hoa văn, câu đối và kiến trúc mà người Lào đã mang đến tại Westminster vào thế kỷ trước, bao gồm cả bộ kinh thiêng liêng có hơn 1.000 năm, Khanthaphixay thông tin thêm.
Nhưng Thammasine tin rằng nỗi đau buồn này nhanh chóng chuyển thành niềm hy vọng
“Nó chỉ là một cuộc gọi”, anh nói. “Tôi nhận ra rằng tôi cần thể hiện sự giúp đỡ thật sự. Và cộng đồng đã mang đến cho tôi quá nhiều, tôi muốn trả ơn họ".
Anh ta làm việc với Khanthaphixay và nhiều thành viên khác của cộng đồng để kiến tạo kế hoạch xây dựng lại ngôi chùa lớn hơn và đẹp hơn ngôi chùa trước đây. Thiết kế mới của Thammasine trên một mặt bằng với 2 tòa nhà - một tòa nhà rộng gọi là sala và một điện nhỏ để chư Tăng địa phương thiền tập.
Nhiều thành viên cộng đồng và tình nguyện viên hỗ trợ xây lại chùa đã tổ chức một cuộc họp toàn thể người dân tại ngôi chùa tạm - Chỉ là một lều trắng mái nhọn - vào ngày 2-10 vừa qua. Tại đây, mọi người đã phát nguyện sẽ phục vụ hơn một năm để kiến tọa ngôi chùa.
Nhóm tình nguyện và kỷ sư đề xuất xây dựng lại ngôi chùa - Ảnh: Seth McConnell
“Tôi thích mẫu thiêt kế này”, Lam Vongphackdy, trú tại Westminster chia sẻ. “Chúng tôi đã chờ đợi thời gian dài rồi".
Thinh Nguyen, một kiến trúc sư tình nguyện đóng góp mẫu của sala để cộng đồng hội họp. Sala gồm ba tầng, mái đỏ và một không gian bao quanh để thưởng thức mặt trời lặng sau núi.
“Khi tôi đang thiết kế bản vẻ ngôi chùa. Tôi muốn thể hiện tất cả các yếu tố của kiến trúc thuyền thống từ nền văn hóa của chúng tôi”, Thammasine cho biết. “Có 3 ngôi đại diện cho Phật, Pháp, Tăng”.
Tom Pong, người điều hành dự án này cho rằng phần khó nhất của thiết kế là làm hài hòa yếu tố truyền thống Phật giáo với yêu cầu kiến trúc một tòa nhà theo tiêu chuẩn của thành phố Westminster.
Một phần yêu cầu nữa là độ an toàn, đi các đường dây diện và hệ thông ngăn âm thanh đừng để tiếng vang tạo ra từ các thời kinh buổi sáng trước khi chúng vọng đến các ngôi nhà phía Nam ngôi chùa.
“Bây giờ chúng tôi có cơ hội bắt đầu, chúng tôi đang kết nối mọi thứ cho niềm tin và văn hóa tôn giáo truyền thống của mình”, Pong nhấn mạnh. “Chúng tôi không phải là những chuyên gia. Chúng tôi chỉ làm việc bằng cả trái tim mình”.
Pong cũng thông tin, chi phí kiến tạo ngôi chùa để đảm bảo yêu cho tất cả mọi người lên đến hơn 1 triệu USD. Hơn nữa, thiết kế của họ cũng phải nộp lên Hội đồng thành phố Westminster.
Với nhiều người, việc ngôi chùa được khánh thành - sẽ là một sự đột phá mà họ trông chờ
“Những người già của chúng tôi nói rằng họ có thể mất đi cũng hạnh phúc một khi họ thất ngôi chùa được xây dựng”, Khanthaphixay chia sẻ. “Chúng tôi có những thành viên đã mất trong hai năm qua và chúng tôi không có nơi để thực hiện nghi thức tôn giáo và chia buồn. Đó là lý do tại sao trái tim và tình cảm chúng tôi đặt trong dự án này - cho việc chữa trị những nỗi đau tâm hồn”.
Viennie Phommatha, sống tại Westminster cho rằng thiết kế trông có vẻ rất an lành, một cảm giác mà cô và những người khác chưa bao giờ cảm nhận kể từ khi ngôi chùa bi cháy vào tháng 12-2011.
“Ngôi chùa rất quan trọng để gìn giữ những di sản văn hóa tốt đẹp của chúng tôi từ cộng đồng nhỏ này”, Phommatha khẳng định. “Những gì nhỏ nhất chúng tôi mang đến vùng đất này là ở đây, chúng tôi phải bảo tồn chúng cho thế hệ con cháu mình”.