Trong kinh Đức Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, sau khi ta diệt độ, tất cả Thiện nam, Tín nữ, người mà có lòng tin nơi Phật pháp nên đi đến 4 nơi linh thiêng và ghi nhớ rằng đây là Lumbini, nơi Ta Đản sanh, đây là Bodhgaya nơi Ta Thành đạo, đây là Sarnath nơi Ta Chuyền Pháp luân và đây là Kushinagar nơi Ta nhập Niết bàn.”
Và Ngài dạy tiếp rằng: “Này các Thầy Tỳ Kheo, sau khi Ta diệt độ, những tân Tỷ Kheo đến và hỏi giáo lý nên nói với họ về 4 nơi này và khuyên họ hành hương đến chổ đó sẽ giúp họ thanh tịnh được các việc làm và nghiệp cũ của họ.”
Qua lời dạy trên của Đức Phật cho thấy được tầm quan trọng của Tứ Thánh Tích trong lĩnh vực tinh thần đối với khách hành hương.
Một trong Thánh tích mà Đức Phật đã đề cập ở trên, hiện nay Bodhgaya nơi Đức Phật thành đạo là nơi phồn thịnh nhất, khách hành hương đến viếng thăm và tu tập nhiều nhất. Và nó được mệnh danh là “cái rốn của vũ trụ”.
Vị trí
Bodhigaya nằm trên bờ sông Ni-Liên-Thuyền, nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm. Thái Tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh ở đây 6 năm, thân xác và tinh thần gần như đã đi đến sự chết, Ngài đã nhận thấy lối tu khổ hạnh này phước báu chỉ được sanh lên cõi trời chưa phải là cứu cánh giải thoát cho mình và cho chúng sanh, ngay thời điểm này tình thương về sự khổ của chúng sanh được hồi phục trong chính bản thân Ngài. Từ bỏ lối tu khổ hạnh, Ngài nhặc lấy miếng vải liệm làm y phục và nhận bát cháo sữa từ người thiếu nữ Sujata dâng cúng, sau đó ngày xuống sông Ni Liên Thuyền tắm gội sạch sẽ và thọ dụng thức ăn, sức khoẻ dần bình phục và Ngài thong thả đi đến cội cây Bồ Đề trải cỏ và thiền định .Nơi đây chính là nơi của sự chứng ngộ.
Tại nơi này bây giờ có 2 vật quý báu để tôn thờ đó là Cây Bồ Đề, và Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple).
Đại Tháp Giác Ngộ
Tượng Đức Bổ Sư được tôn trí trong Đại Tháp Giác Ngộ
Cây bồ đề linh thiêng
Kim Cương Tọa (Vajrasana Diamond Throne of Enlightenment) chổ Đức Phật ngồi thiền và chứng quả là vị trí đặc trưng của sự chứng ngộ, có thể nói rằng Cây bồ đề liên quan mật thiết với sư chứng ngộ của Đức Phật và nó trở thành trung tâm chính của nơi thờ tự lễ lạy của khách hành hương, quan trọng hơn là vì cây Bồ đề được coi như là một biểu tượng của sự phát triển Phât giáo nó chịu ảnh hưởng thăng trầm dưới sự tấn công và ủng hộ của truyền thống Bà La Môn giáo. Trong một văn bản ghi lại rằng trước khi Hoàng đế Asoka trở thành một vị Phật tử, Ông ta đã cắt cây Bồ Đề lấy gổ cho Ngoại Đạo làm lễ tế lửa cúng dường Phạm Thiên. Không lâu sau khi những làn khói tan biếng thì lạ kỳ thay một cây Bồ đề con được mọc ra từ đống tro tàn với nnhững cành lá lung linh như lông vũ, Hoàng Đế Asoka kinh ngạc và Ngài đã cúng dường sữa trên phần còn lại của cây bồ đề cũ, sáng ngày hôm sau cây bồ đề mới đã cao bằng cây bồ đề cũ.
Hoàng Đế Asoka trở thành một vị Phật tử không lâu, sau đó Ông ta đều đặn đến viếng thăm cây bồ đề và ân hận hành vi trước kia của mình đã chặt nó. Tuy nhiên Hoàng Hậu (vợ Asoka) trở nên ganh tị với cây bồ đề và sai người hầu chặt đi một lần nữa. Lại một lần nữa Asoka tắm gốc cây bồ đề với sữa và cây bồ đề đã khôi phục lại như cũù. Sau này một vị cháu của Asoka đến viếng thăm cây bồ đề và xây dựng một bức tường bằng đá xung quanh cây bồ đề để bảo vệ nó khõi bị nguy hại về sau. Một số khách hành hương sau này đến tìm hạt bồ đề và đem về trồng ở tu viện hay nhà của họ để có được sự an lạc hạnh phúc.
Phù điêu xung quanh Đại Tháp Giác Ngộ
Toàn cảnh
Chư Tăng Tạng hằng ngày đến đảnh lễ
Tỳ Kheo Ni Sanghamitta là con gái của Hoàng Đế Asoka mang một nhánh cây bồ đề ở hướng nam tới Srilanka. Nơi đó vua Devanam Piyatissa đã trồng nó trong khuôn viên của Mahavihara, một tu viện lớn nhất của Srilanka. Việc trồng cây bồ đề này đã diễn lại sự chứng ngộ của Đức Phật, và biểu hiện sự phồn thịnh phật pháp của Srilanka . Cây Bồ Đề luôn tươi tốt và mọc ra nhiều cây con từ hạt của nó.
Theo truyền thống lịch sử của người Tây Tạng Taranatha nói rằng ngài Long Thọ bậc thầy của trường phái Madhyamika (Trung quán Luận) bảo vệ cây bồ đề từ sự tàn phá của voi rừng bằng cách xây xung quanh nó bằng một tường đá bao quanh bởi 108 điện thờ với những hình tượng thiêng liêng .Và sau khi bờ sông phía đông của Ni Liên Thuyền bị sạt lở Long Thọ làm một cái đập khổng lồ từ những tản đá lớn được chạm khác với những hình tượng của Đức Phật. Nó trở nên được biết như là 7 vị hiền triết của cái đập.
Vào thế kỷ thứ 6, dưới trận chiến của vua Bengal tấn công làm hư hại cây bồ đề nhưng nó được phục hồi với sữa của 1000 con bò. Khách hành hương đến viếng thăm Bodhgaya nên chú ý rằng cây bồ đề linh thiêng này có thể tái sinh chồi nó đâm xuyên qua cây chính vì thế cây bồ đề tiếp tục phục hồi lại chính nó.
Gốc cây Bồ Đề trong khuôn viên Đại Tháp
Dấu chân của Đức Phật
Hiện nay mỗi ngày gần 1000 người khách hành hương trên khắp thế giới đã đến viếng thăm, đãnh lễ, tụng kinh, ngồi thiền xung quanh gốc cây bồ đề để tìm kiếm sự an lạc trong thân tâm của họ cho hiện tại cũng như trong tương lai.
Tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple)
Cao, trang nhã được xây dựng thẳng đứng tại nơi của sự chứng ngộ đáp ứng cho cả hai thờ phượng và tu tập. Tháp nhọn phía trên thờ xá lợi của Đức Phật được gọi là Mahabodhi Stupa còn phần phía dưới là chánh điện gọi là Mahabodhi Temple.
Trước kia Tháp Bồ đề lộng lẫy này bị che lấp trong cát đá tối tăm. Ngài Huyền Trang nói rằng Hoàng đế Asoka đã xây một kiến trúc nhỏ tại Bodhgaya sau khi ông ta viếng thăm nơi này vào năm 260 BC. Sau đó hai Đạo Sĩ Bà La Môn đi tìm kiếm trí tuệ đã xây dựng một cái tháp lớn hơn trên lời khuyên của một vị Thần: “Nếu các ông muốn gieo trồng hạt giống của người giai cấp cao với tài trí và đức độ cao các ông nên đến chổ cây bồ đề chổ Đức Phật thành đạo xây dựng một điện thờ và khai quật một vùng đất rộng chổ đó sau đó các ông sẽ đạt được ước mơ của các ông.”
Ngành khảo cổ học sau này xác định rằng đã tìm thấy dấu vết của sự xây dựng hay xây dựng lại có thể hoàn thành vào năm 50BC-200CE. Thế nhưng điều này cũng không chắc chắn lắm ngay cả việc xây dựng chánh điện và sữa chữa lại truớc thế kỷ thứ 7 là không rõ ràng.
Mahabodhi Temple đuợc mô tả bởi Ngài Huyền Trang là tòa tháp ba lớp tráng lệ thẳng đứng cao khoảng 160-170 feet. Nó nằm ở phía đông của gốc cây Bồ Đề. Tường của tháp được xây dựng bằng gạch xanh trộn với vôi và với những khung trong hốc tường để thờ các tượng Phật bằng vàng. Cột, cửa chính, và cửa sổ được trang trí với vàng và bạc trộn lẩn với xa cừ và ngọc qúy. Tượng Phật Quan Thế Âm và Đức Phật Di Lặc mỗi tượng cao khoảng 10 feet đặt trong hốc tường bên trái và bên phải cửa bên ngoài chánh điện. Bên trong chánh điện thờ một tượng lớn của Đức Phật Thích Ca trong tư thế chạm đất với cánh tay phải.
Xung quanh Mahabodhi Temple có bảy nơi linh thiêng mà ở đó được tin tưởng rằng Đức Phật đã trải qua bảy tuần yên tĩnh để hưởng thọ sự chứng ngộ của Ngài.
Tóm lại, Bodhgaya có thể nói rằng đây là một địa danh linh thiêng có một không hai trên thế giới. Chư Phật Quá khứ, chư Phật hiện tại, Chư Phật vị lai đều thành đạo ở đây. Thiết nghĩ rằng là một người con Phật nếu có điều kiện ít nhất một lần trong đời nên hành hương tới đây để đãnh lễ Chư Phật và viếng thăm vùng đất thiêng liêng này.