Theo đó, trong vai trò mới, Hội Từ Tế được phép cung cấp thông tin trực tiếp đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, đến chính phủ các quốc gia thành viên và các tổ chức phi chính phủ. Hội cũng sẽ được phép tham gia tất cả mọi hoạt động của ECOSOC, trong đó có các cuộc hội họp và thảo luận ngân sách.
Ông Chang Chi-Duo, giám đốc chi nhánh Hội Từ Tế tại New York (Hoa Kỳ) loan báo quyết định trao cương vị cố vấn đặc biệt cho Hội Từ Tế Đài Loan của U.N.ECOSOC cho báo chí (Ảnh) .
Hội Từ Tế nói: “Quyết định của ECOSOC đã công nhận sự đóng góp to lớn mà Hội Từ Tế đã thực hiện trong công tác từ thiện và y tế trong hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới. Sự tham gia vào ECOSOC có thể giúp chuyển giao kinh nghiệm của hội trong việc cứu tế và tái kiến thiết cho Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ.”
Hội Từ Tế có đại bản doanh đặt tại huyện Hualien (Đài Loan) trở nên nổi tiếng thế giới trong công tác cứu tế trên khắp thế giới sau các vụ thảm họa thiên tai kinh hoàng - động đất, lũ lụt, và sóng thần.
Hội Từ Tế cho biết hiện nay họ có quyền tham dự tất cả các cuộc họp của ECOSOC và được quyền cung cấp các báo cáo bằng văn bản hoặc lời nói và các đề xuất. Từ nay, mọi hành động cứu tế của hội cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết và sự bảo vệ rốt ráo từ các cơ quan liên quan đến Liên Hiệp Quốc.
Trong thông điệp gửi đến các hội viên của hội trên khắp thế giới, Ni trưởng Cheng Yen (Chứng Nghiêm), sáng lập Hội Từ Tế kêu gọi các hội viên nên coi bất cứ sự khổ đau nào có mặt ở bất cứ nơi đâu trên thế giới là sự khổ đau của chính mình và nên có trách nhiệm cung cấp sự trợ giúp.
Ni trưởng Cheng Yen đã thành lập Hội Từ Tế năm 1966 tại huyện Hualien sau cuộc nói chuyện với các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo đã xác tín cho Ni trưởng rằng Phật tử phải cung cấp phúc lợi nhiều hơn nữa cho cư dân địa phương trong mô thức bệnh viện và trường học. ECOSOC thảo luận các vấn đề kinh tế - xã hội thế giới như việc nâng cao tiêu chuẩn sống và thất nghiệp. Tháng 7 hàng năm, ECOSOC tổ chức họp 1 tháng.