Tưởng niệm 4 năm ngày Trí Quang Thượng nhân viên tịch, thăm lại "Dư hương thất" tại chùa Từ Đàm

Di ảnh, y bát, long vị và bài vị chư Thánh tử đạo, Tiên tổ của ngài được tôn trí ở trung tâm của Dư hương thất - chùa Từ Đàm (Huế), nơi ngài đã trở về an trú những năm cuối đời - Ảnh: Quảng Điền/BGN
Di ảnh, y bát, long vị và bài vị chư Thánh tử đạo, Tiên tổ của ngài được tôn trí ở trung tâm của Dư hương thất - chùa Từ Đàm (Huế), nơi ngài đã trở về an trú những năm cuối đời - Ảnh: Quảng Điền/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 23-11, (11-10-Quý Mão), lễ tưởng niệm 4 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch đã trang nghiêm diễn ra tại chùa Từ Đàm (P.Trường An, TP.Huế).

Trong tinh thần di huấn của Đại lão Hòa thượng, chư Tăng và Phật tử đã vân tập tại chánh điện chùa Từ Đàm cùng tụng kinh Phạm võng. Tiếp đó, chư Tăng cử hành lễ cúng ngọ và đảnh lễ tưởng niệm cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang nhằm tưởng nhớ đến công hạnh của ngài đối với Phật giáo và Dân tộc.

Chư Hòa thượng đảnh lễ tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang

Chư Hòa thượng đảnh lễ tưởng niệm Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang sinh năm 1923, ở làng Diêm Điền, tổng Long Đại, phủ Quảng Ninh (nay là phường Đức Ninh Đông, TP.Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình.

Ngài xuất gia năm 1936 với Đại sư Hồng Tuyên ở chùa Phổ Minh, sau đó vào kinh đô Phú Xuân tu học và gắn bó với Phật giáo cố đô, đặc biệt với pháp nạn của Phật giáo năm 1963 xuất phát từ Huế trong tuần lễ Phật đản Phật lịch 2507.

Đại lão Hoà thượng là tác giả của nhiều công trình giảng luận Phật pháp, Luật học xuất gia; là nhà phiên dịch, chú giải nhiều kinh điển Đại thừa, sám pháp, luận sớ của chư vị Bồ-tát, chư Tổ sư và hàng trăm bài khảo luận dựng lại tinh thần Phật giáo trong thời kỳ chấn hưng Phật giáo, làm nền tảng cho Phật học và thái độ ứng xử theo Chánh pháp.

Chân dung ba vị Đại sư cùng thời, tôn thờ tại chùa Từ Đàm: Hòa thượng Thích Trí Quang, Hòa thượng Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thiện Minh

Chân dung ba vị Đại sư cùng thời, tôn thờ tại chùa Từ Đàm: Hòa thượng Thích Trí Quang, Hòa thượng Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thiện Minh

Kể từ lúc gắn bó các hoạt động Phật giáo ở Sài Gòn, sau ngày thống nhất đất nước, ngài ở tại chùa Ấn Quang, rồi Quảng Hương Già Lam (TP.HCM) chuyên tâm hành trì, viết sách, dịch và chú giải kinh, luật, luận…

Năm 2013, ở tuổi 91, ngài đã trở về thăm quê nhà sau hơn 60 năm xa cách và lưu lại chốn cũ là chùa Từ Đàm, tiếp tục việc dịch thuật kinh điển và chuyên tâm hành trì cho tới ngày viên tịch.

Sau thời gian thân thể khiếm an, ngài đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch tại phương trượng chùa Từ Đàm vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 8-11-2019 (nhằm ngày 12-10-Kỷ Hợi), trụ thế 97 năm, 72 hạ lạp.

Chư Tăng tụng kinh Phạm võng, sau đó cử hành nghi thức cúng ngọ truyền thống tại chánh điện chùa Từ Đàm
Chư Tăng tụng kinh Phạm võng, sau đó cử hành nghi thức cúng ngọ truyền thống tại chánh điện chùa Từ Đàm

Hiện nay, tại phương trượng chùa Từ Đàm, nơi gian phòng những năm cuối đời ngài tu tập và phiên dịch kinh sách, Hòa thượng Thích Hải Ấn đã tôn tạo thành không gian “Dư hương thất” để tưởng niệm, lưu giữ những kinh sách ngài đã dịch, biên soạn qua các giai đoạn cũng như những kỷ vật sanh tiền ngài sử dụng.

“Dư hương thất là nơi an nghỉ của ngài những năm cuối đời ngài lưu trú, là nơi lưu giữ những kỷ vật, bút tích, kinh sách ngài dịch, chú giải, những kỷ vật gắn bó đến cuộc đời của ngài. Đặc biệt, đây là nơi tôn trí xá-lợi thượng thủ sau khi trà-tỳ, là không gian tưởng niệm nhằm tôn vinh những giá trị cao đẹp mà ngài đã làm cho Phật giáo”, Hòa thượng Thích Hải Ấn chia sẻ với Báo Giác Ngộ nhân lễ tưởng niệm 4 năm ngày Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang viên tịch.

Một góc Dư hương thất, nơi giữ các vật dụng mà Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang dùng hàng ngày lúc ở tại chùa Từ Đàm

Một góc Dư hương thất, nơi giữ các vật dụng mà Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang dùng hàng ngày lúc ở tại chùa Từ Đàm

Long vị Đại lão Hòa thượng

Long vị Đại lão Hòa thượng

Chân dung ngài trong pháp nạn 1963

Chân dung ngài trong pháp nạn 1963

Bình bát và chuỗi tràng hạt

Bình bát và chuỗi tràng hạt

Chánh pháp nhãn tạng - Chứng điệp thọ giới của ngài

Chánh pháp nhãn tạng - Chứng điệp thọ giới của ngài

Bài vị chư Thánh tử đạo và Tiên linh nội ngoại ngài thờ ở nơi an trú ở TP.HCM hay lúc về Huế

Bài vị chư Thánh tử đạo và Tiên linh nội ngoại ngài thờ ở nơi an trú ở TP.HCM hay lúc về Huế

Bình trà mà ngài dùng độc ẩm hàng ngày

Bình trà mà ngài dùng độc ẩm hàng ngày

Y hậu thường của bậc Thượng nhân

Y hậu thường của bậc Thượng nhân

Những vật dụng quen thuộc của ngài dùng để phiên dịch, chú giải kinh, luật, luận

Những vật dụng quen thuộc của ngài dùng để phiên dịch, chú giải kinh, luật, luận

Các tác phẩm của ngài đã xuất bản cùng chiếc đồng hồ dừng ở thời điểm ngài xả báo thân 4 năm trước tại chùa Từ Đàm

Các tác phẩm của ngài đã xuất bản cùng chiếc đồng hồ dừng ở thời điểm ngài xả báo thân 4 năm trước tại chùa Từ Đàm

Các tác phẩm của ngài qua các thời kỳ

Các tác phẩm của ngài qua các thời kỳ

Thủ bút của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, cũng là câu kết trong hồi ký của ngài

Thủ bút của Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, cũng là câu kết trong hồi ký của ngài

Thủ bút chữ Hán của ngài

Thủ bút chữ Hán của ngài

Tháp lưu giữ xá-lợi thượng thủ sau khi trà-tỳ thân tứ đại của Thượng nhân

Tháp lưu giữ xá-lợi thượng thủ sau khi trà-tỳ thân tứ đại của Thượng nhân

Chiếc giường và các vật dụng quen thuộc của bậc Thượng nhân

Chiếc giường và các vật dụng quen thuộc của bậc Thượng nhân

Bia tại bảo tháp

Bia tại bảo tháp

Nơi lưu giữ một phần xá-lợi ngài sau trà-tỳ

Nơi lưu giữ một phần xá-lợi ngài sau trà-tỳ

Bảo tháp tọa lạc trong khuôn viên chùa Từ Đàm ngày nay

Bảo tháp tọa lạc trong khuôn viên chùa Từ Đàm ngày nay

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.