GNO - Đó là một tòa kiến trúc 1.200 năm tuổi tọa lạc bên bờ sông Yarlung Zangbo thuộc tỉnh Shannan. Tu viện Samye được những người Tây Tạng, hầu hết là những Phật tử thuần thành, rất coi trọng.
Tu viện cũng được biết đến với bộ sưu tập phong phú các bức tượng Phật, kinh điển, tranh vẽ, kinh khắc trên đá và các công trình tôn giáo kết hợp giữa các phong cách Tây Tạng, Trung Quốc và Ấn Độ.
Tu viện Samye - Ảnh: Tibet
Mỗi năm khoảng 200.000 khách hành hương và khách du lịch đã đến tu viện Samye để thưởng lãm những tác phẩm độc đáo này.
Năm 2011, những tu bổ đối với tu viện - hệ thống thoát nước, điện, phòng cháy chữa cháy và những bức bích họa - đã được bắt đầu, Phuntsogwangdus, người đứng đầu Ủy ban quản lý tu viện nói.
Được tài trợ 70 triệu nhân dân tệ (11 triệu USD) chủ yếu từ chính quyền trung ương, khoảng 15 triệu nhân dân tệ đã được sử dụng trong năm 2011, phần còn lại dự kiến sẽ được sử dụng trong hai năm tới.
Lạt ma Tsering, 42 tuổi, tu học tại tu viện từ năm 1988, nói: "Trước đây chúng tôi thậm chí không có một nhà vệ sinh đàng hoàng".
Trong quá khứ, đời sống của các tu sĩ và hoạt động của tu viện phụ thuộc chủ yếu vào sự cúng dường và vận tải hành khách của tu viện.
"Tu viện không có các khoảng tiền lớn cho các dự án cải tạo lớn", vị Lạt ma nói.
Trước năm 2011, hạng mục công trình đáng kể duy nhất là sự đổi kiểu dáng của "mái nhà vàng" và tầng thứ ba của chánh điện Wuzi vào năm 1989 do chính phủ tài trợ kinh phí.
Các tu sĩ cũng phụ giúp trong công tác tu bổ.
Trước đây, 99 tu sĩ của tu viện Samye sống trong điều kiện chật hẹp. Lấy ví dụ, Lạt ma Phuntsogdorje đã chia sẻ một căn phòng 16 mét vuông cùng với các vị Lạt ma khác và các gian phòng chỉ được ngăn cách bởi một tấm ván.
Lạt ma Phuntsogdorje nói: "Chúng tôi đã nấu ăn, ngủ nghỉ, nghiên cứu và thờ Phật trong cùng một căn phòng. Tất nhiên, điều này là không nên. Bây giờ điều kiện đã tốt hơn nhiều và chúng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào nghiên cứu Phật học".
Tu viện Samye là tu viện chủ yếu dành cho các nhà sư thuộc phái Ningma nhưng tất cả các nhà sư khác đều được hưởng một hệ thống phúc lợi xã hội như nhau, Lạt ma Phuntsogwangdus nói.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đã tặng những thiết bị tập luyện thân thể cho tu viện.
Và không chỉ có những công trình kiến trúc là được cải thiện. Khi khu vực xung quanh tu viện bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa, từ 2011 đã có những nỗ lực để làm xanh nơi này.