Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua.

Người ta đang ghi nhận và chú ý đến phong trào chấn hưng của Phật Giáo Việt Nam (PGVN) trên khắp ba miền, nhất là tại miền Bắc, cái nôi của PGVN. Điều này dể dàng nhận thấy khi các ngôi chùa cổ, các danh lam thiền viện, các danh thắng trung tâm Phật giáo, các bảo tháp, tượng cổ và các bảo vật khác từ xưa trên cả nước đã, đang và sẽ được phục hồi, trùng tu do sự hư hỏng, xuống cấp bởi thời gian, khí hậu, chiến tranh, sự lãng quên và sự phá họai của con người.

 Song hành với sự phục hồi tôn tạo này là hàng loạt các cơ sở Phật giáo to lớn trên khắp cả nước đã, đang và sẽ được xây dựng hoàn toàn mới với công trình nhiều hạng mục vĩ đại hòanh tráng cho Phật tử chiêm bái và trao truyền cho thế hệ tương lai.

MIỀN NAM

Nhận chân được miền Nam là vùng đất tràn đầy sức sống của dân tộc, PGVN đã hoàn thành tại miền Nam nhiều cơ sở hùng vĩ. Cụ thể như:

- Chùa Vạn Phật Quang, tỉnh Bà Rịa Vũng Tầu với ngôi chính điện rộng hơn bốn nghìn mét vuông đủ chổ cho năm nghìn Phật tử hành lễ trong một khóa nghi thức. Chính điện được trang trí một vạn tượng Phật nên gọi là chùa Vạn Phật Quang. Chùa xây cất hai tầng khá cao với nhiều công trình qúy giá, đã và sẽ được hoàn tất trên khu đất rộng 100 hecta này mà 50 năm trước chỉ là ước mơ không bao giờ và không thể thực hiện được của hai vị Cao Tăng là cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa và Cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa cùng hàng Tăng, Ni, Phật tử từ thời chế độ Ngô Đình Diệm vì chế độ giáo phiệt này lúc nào cũng từ chối cấp giấy phép xây cất Đại Tùng Lâm của hai vị.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 1
Chùa Vạn Phật Quang - Bà Rịa Vũng Tàu
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 2
Học viện PGVN tại Tp Hồ Chí Minh 

- Học viện Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở giáo dục cấp đại học cho Tăng Ni sinh của PGVN, được xây cất rất khang trang đồ sộ với tòa nhà nhiều tầng. Từ vài thập niên nay, Học viện  đã đào tạo được hàng nghìn Tăng Ni trẻ có kiến thức vững vàng về Phật giáo mà sau bốn năm học và hành đã tốt nghiệp với học vị Cử nhân Phật học. Vì hiện nay, 4 Học viện Phật Giáo (Sóc Sơn, Huế, Tp HCM và Cần Thơ) chỉ đào tạo Tăng Ni ở cấp Cử nhân nên muốn đạt kiến thức cao rộng hơn, các Tăng Ni sau khi tốt nghiệp Cử nhân Phật học tại các học viên nầy, phải du học ở các nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, v.v… Hiện nay, có khoảng 150 vị đã có bằng Tiến sĩ Phật học, rất nhiều vị có bằng Thạc sĩ Phật học, và hàng nghìn Tăng Ni du sinh đang theo học ở nước ngoài. 

 - Chùa Quốc Tự Đại Nam, Tỉnh Bình Dương tọa lạc trên khu đất rộng nhiều hecta với các hạng mục nhân tạo đa dạng nối kết với phong thái du lịch tâm linh. Đây là công trình của một vị Phật tử xuất thân từ Bình Định đã tạo nên những nét đặc thù của nền văn hóa Phật giáo Việt Nam. Vào dịp Đại lễ Phật Đản Vesak 2552, hai mươi lăm nghìn Phật tử tỉnh Bình Dương đã quy tụ về ngôi Quốc tự Đại Nam để cử hành ngày Đản sinh của Đức Thế Tôn với cờ hoa rưc rở và đèn mầu lung linh, cổng chào tại các ngã đường, xe hoa muôn vẻ…Nhờ diện tích rộng lớn, không gian thoáng mở, chùa Đại Nam Quốc Tự có thể cử hành và tổ chức được các lể hội va hội nghị cấp quốc gia hay khu vực và ngôi chùa này vẫn thường tổ chức các lễ hội và hôi nghị như vậy.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 3
Đại Nam Quốc Tự tại Bình Dương 
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 4
Quần thể Chùa Núi Bà Đen tại Tây Ninh 

 - Quần Thể Chùa Phật Tại Núi Bà Đen, Tỉnh Tây Ninh, Có thể nói núi Bà Đen là núi của Phật giáo vì ngọn núi này hầu như chỉ có những ngôi chùa Phật tọa lạc mặc dù tỉnh Tây Ninh được coi là Thánh địa của Đạo Cao Đài nhưng lại không có một thánh thất Cao Đài nào tại núi Bà Đen mà núi này chỉ toàn là những ngôi chùa Phật giáo. Núi được dân chúng tin là linh thiêng vì đã có nhiều vị tu hành đắc đạo và có nhiều ngôi chùa được xây cất từ thế kỷ trước. Sau khi chiến tranh chấm dứt, toàn bộ hệ thống chùa được tu bổ hay xây cất mới trở thành những ngôi phạm vũ hoành tráng. Đặc biệt là quần thể chùa Phật của Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa vị tôn túc giáo phẩm Ni trong Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Tây Ninh đã được xây cất tôn tạo suốt từ năm 1989. Hiện nay, các chùa Linh Sơn Tiên Thạch (chùa Thượng), chùa Linh Sơn Phước Trung (chùa Trung) và chùa Linh Sơn Long Châu (chùa Hang) đã trở thành những ngôi chùa lớn oai nghi, hùng vĩ hợp thành một quần thể chùa mà mổi ngày có hàng nghìn khách hành lương và khách du lịch đến lể bái viếng thăm. Vì khách viếng chùa đông như vậy hàng ngày nên ngành du lịch tỉnh Tây Ninh đã thiết lập hệ thống cáp treo đầu tiên tại Viêt Nam cho núi Bà Đen.

Xây cất Thiền viện Chùa Phật Lớn, tỉnh An Giang, Vùng Thất Sơn thuộc miền Tây Nam Bộ có núi Cấm là ngọn cao nhất. Tại ngọn Cấm Sơn này ở độ cao 600 mét, vào năm 2003 đã an vị tượng Đức Phật Di Lạc với nụ cười từ bi, hỷ xả, đúc bằng bê tông cốt sắt cao 33 mét 60, nặng 400 tấn, được coi là tượng cao nhất vùng Đông Nam Á. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 5
Tượng Phật Di Lạc - Chùa Phật Lớn tại An Giang

Công trình tượng này do Điêu khắc gia Thụy Lam thực hiện. Vị Phật tử này còn thực hiện nhiều công trình Phật Giáo khác như tượng Đức Phật Thích Ca Niêm Hoa Vi Tiếu cao 24 mét, vòng đài sen 20 mét của Thiền viện Vạn Hạnh, thành phố Đà Lạt. Còn nhiều công trình khác của Tổ Đình Pháp viện Minh Đăng Quang, quận 2, Tp HCM; Tổ Đình Long Thạnh, quận Bình Tân, Tp HCM; chùa Phước Huệ, Bảo Lộc, Lâm Đồng; chùa Linh Ẩn, Đức Trọng, Lâm Đồng; chùa Linh Phước, Đà Lạt vv…vv…Sau Tết Mậu Tý 2008, Điêu khắc gia Thụy Lam đã hợp tác với Kiến trúc sư Vũ Chí Thành, tác giả của tác phẩm Gương Mặt Đức Lạc Long Quân tại khu Du lịch Suối Tiên va Kỷ sư Nguyễn Đình Thanh người đã thực hiện “ Ngũ Hành Sơn” thu nhỏ tại Bình Dương để thực hiện pho tượng Đức Quan Thế Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn cao 63 mét an tọa trên núi Bà Rá, tỉnh Bình Phước. 

Xin trở lại việc xây cất Thiền viện Chùa Phật Lớn. Sau khi thực hiện thành công việc tạo dựng tượng Đức Phật Di Lặc như đã nói, tháng 11-2007, ngôi chính điện được xây cất rất trang nghiêm hùng vĩ. Ngày rằm tháng mười năm Mậu Tý đã làm lể an vị Phật. Nhân dịp này, ban quản tự cũng tuyên bố cho đại chúng biết một Phật sự khác sẽ được thực hiện đó là công trình xây cất Thiền viện chùa Phật Lớn trên mặt bằng 13.160 mét vuông gồm 15 hạng mục với tổng phí 33 tỷ đồng Việt Nam. Dự kiến hoàn mãn việc xây cất công trình sau hai năm thi công. Rồi đây, khi Thiền viện chùa Phật Lớn hoàn mãn việc xây cất sẽ nối kết với một danh thắng khác cũng vô cùng nổi tiếng của PGVN là chùa Vạn Linh cùng tọa lạc tại Núi Cấm với chùa Phật Lớn. Hai chùa đối diện nhau qua hồ Thủy Liêm. Chùa Vạn Linh hướng chính đông. Chùa Phật Lớn hướng chính tây. Do địa thế thuận lợi, khí hậu ôn hòa, phong cảnh tươi đẹp đã thu hút lòng người và sự tín tâm tu học của hàng Phật tử càng ngày càng đổ dồn về chùa Phật Lớn với tượng Đức Phật Di Lặc cao 33 mét 60 và Chùa Vạn Linh với tháp Quan Âm Các cao 9 tầng vươn giữa trời mây, ngành du lịch tỉnh An Giang đã xây dựng một đại lộ từ chân núi lên đến hai ngôi chùa này dể dàng và thoải mái cho khách hành hương. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 6
Chùa Vạn Linh và Tháp Quan Âm 
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 7
Chùa Lưỡng Xuyên ở Trà Vinh 

- Thực hiện Công trình Xây cất Chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long và Trung tu Bảo Tháp Xá Lợi Miền Tây,  Ban Trị sự Tỉnh hội PG Vĩnh Long đã được các cơ quan chức năng tỉnh giao hơn 1,7 hecta (17,322 mét 5) đất để lập dự án xây cất chùa Phật Ngọc Xá Lợi Vĩnh Long và trùng tu Bảo Tháp Xá Lợi Miền Tây. Đây là tin vui lớn nhất đối với Tăng Ni Phật tử tỉnh nhà trong đầu nhiệm Kỳ VI (2007-2012). Hòa Thượng Thích Đắc Pháp, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Vĩnh Long đã phát biểu như vậy. Hòa Thượng còn cho biết trong chiều hướng PGVN ngày càng phát triển sâu rộng trên phạm vi cả nước, Ban Trị sự Tỉnh hội PG Vĩnh Long nhận thấy cần phải có một cơ sở mang tầm vóc khu vực để làm nơi tổ chức các hội nghị PG cấp trung ương, cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Trường Cao Trung Phật học, Trung tâm Văn hóa PG, các khóa an cư kiết hạ, tổ chức các khóa nghiệp vụ trụ trì cho Tăng Ni, nơi sinh hoạt tín ngưỡng cho Phật tử. Tuy nhiên, với tổng diện tích 1,7 hecta mà xây dựng với 24 hạng mục thì e rằng sẽ thiếu cân xứng. Các vị tôn túc trong ban trị sự PG tỉnh hy vọng rằng khi dự án đi vào thực tế, chính quyền sẽ căn cứ theo thực tế về nhu cầu xử dụng đất để cấp thêm đất hoặc Ban Trị sự sẽ mua thêm đất để mở rộng khuôn viên dự án lên đến 5 hecta trở lên. Địa điểm xây cất công trình này tọa lạc ngay dưới dốc cầu Mỹ Thuận nối liền thành phố HCM với các tỉnh miền Tây. Được biết trong 24 hạng mục của công trình có việc xây Đền thờ 54 công nhân tử nạn vì sập cầu Cần Thơ năm 2007 và Nhà Nuôi dưỡng nhũng người bị tàn tật nặng trong tai nạn này. Dự kiến công trình xây cất sẽ lên tới hàng nghìn tỷ đồng Việt Nam.

- Chùa Tháp Tượng Phật được Xây cất Hoành tráng, Thành Phố HCM, Sau thời gian thi công, nhiều dự án đã hay sắp hoàn thành và đã làm cho các công trình chùa, tháp, tượng Phật ở nhiều chùa tại th.p.HCM trở nên khang trang, hoành tráng, xứng đáng là một danh lam nỗi danh để dân chúng chiêm bái như chùa Pháp Hoa là ngôi chùa lớn rất đồ sộ, chùa Vạn Đức ở quận Thủ Đức với ngôi chính điện cao 43 mét 50 được coi là cao nhất, Pháp viện Minh Đăng Quang ở quận Bình Thạnh có tháp Xá Lợi Phật cao 37 mét, tượng trưng cho 37 phẩm trợ đạo.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 8
Chùa Pháp Hoa tại Tp Hồ Chí Minh 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 9
Tháp Xá Lợi Phật ở quận Bình Thạnh

- Xây cất Học viện Phật giáo Nam Tông KHMER, Tỉnh Hậu Giang, PGVN nói chung và PGNT Khmer nói riêng ngày càng phát triển. Với một vạn chư Tăng và hai triệu Phật tử cùng tám trăm ngôi chùa trải dài trong mười bốn tỉnh thành của miền Đông và miền Tây Nam Bộ là thành phần đáng kể trong cộng động các dân tộc tại Việt Nam. PGNT Khmer lại đang có những bước tiến tích cực trong lãnh vực hoằng pháp nên một cơ sở giáo dục và đào tạo chư Tăng cho PGNT Khmer là rất cần thiết. Do đó, một học viện dành cho PGNT Khmer đã được xây cất tại thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang. Có học viện này, từ nay, chư Tăng PGNT Khmer không phải đi du học ở các nước ngoài và ngược lại, chư Tăng thuộc PGNT nước ngoài có thể tới học viện này để học lên cấp đại học PG. Như vậy, tính đến nay, PGVN đã có bốn học viện PG ở bốn thành phố lớn nhất nước: Hà Nội, Huế, HCM và Cần Thơ.

MIỀN TRUNG

Những năm gần đây, miền Trung đã thực hiện được nhiều công trình xây cất Phật giáo hoành tráng, quy mô và thành công trong việc làm nơi nương tựa tâm linh cho Phật tử như:

- Xây Cất Thiền viên Trúc Lâm Bạch Mã, Tỉnh Thừa Thiên-Huế, Nguyên vùng rừng núi sông nước Bạch Mã với phong cảnh thiên nhiên thanh tịnh, diện tích hàng nghìn hecta đã vươn lên thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã với quần thể chùa tháp, cổng tam quan, giảng đường, thiền đường, nhà thờ Tổ, phương trượng, nhà khách, khuôn viên vườn thiền gồm các đường thiền quanh co trên bãi cỏ xanh non, bên những bụi cây, khóm hoa muôn mầu, hòn non bộ, khe suối, tượng Phật lộ thiên an vị khắp khuôn viên…đã được Hòa thượng Thiền sư Thích Thanh Từ và chư tôn giáo phẩm cắt băng khánh thành trong năm qua. Đây là công trình lớn của Hòa thượng Thích Thanh Từ là vị cao Tăng có công đức với PGVN đã thắp sáng lại ngọn lửa Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Đức Vua Trần Nhân Tông. Bằng cách xây cất hàng loạt Thiền viện Trúc Lâm ở miền Nam và vùng cao nguyên Lâm Đồng, Đà Lạt, nhất là đã làm sống lại dòng Thiền Trúc Lâm ở chính nơi đã phát xuất là núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh-nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia và lập nên dòng Thiền Trúc Lâm. 

Chỉ mấy năm sau, Hòa Thượng Thích Thanh Từ lại xây cất Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Tỉnh Vỉnh Phúc.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 10
Toàn cảnh Thiền viện Trúc Lâm, rừng Bạch Mã, Huế
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 11
Thiền viện Trúc Lâm  - Thừa Thiên Huế 

- Xây Cất Thiền viện Trúc Lâm Viện Ngộ, tỉnh Ninh Thuận. Ngày 6-12-2008, lể đặt đá khởi công xây cất Thiền viện Trúc Lâm Viện Ngộ tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đã được cử hành trọng thể với niềm hoan hỷ của hàng nghìn Tăng Ni và Phật tử có mặt trong buổi lễ và của hàng triệu Phật tử khác trong tỉnh Ninh Thuận, khắp miền Trung và cả nước. Đây là Thiền viện Trúc Lâm thứ hai được xây cất tại miền Trung chỉ sau Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã chưa tới một năm. Theo một nguồn tin từ các vị đệ tử thân cận của Hòa thượng Thích Thanh Từ cho biết thì trong những ngày tháng sắp tới sẽ còn có rất nhiều Thiền viện Trúc Lâm được xây cất trên khắp ba miền đất nước. Hòa thượng là người duy nhất được mọi giới tin cậy làm được Phật sự hùng tráng này vì ngài là vị cao Tăng làm được việc “truyền đăng, tục diệm” ngọn lửa Thiền Trúc Lâm Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông cho hậu thế. 

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ được xây cất tại núi Đá Chồng. Tên núi Đá Chồng với “vô thiên lủng” đá to, đá nhỏ chồng chất từ chân núi lên đến ngọn núi đã tạo nên nhiều hình dáng khác lạ kỳ quái như hòn Đá Dao, hòn Mặt Quỷ… Xưa kia núi Đá Chồng có tên là Trùng Sơn. Từ đầu thế kỷ 19 đã có chùa Trùng Sơn do Thiền Sư Huệ Khánh từ Phú Yên vào sáng lập. Sau này còn có miếu Văn Thánh để thờ Đức Khổng Tử. Để phục hồi lại cảnh quan ngày trước của núi Đá Chồng đã bi tàn phá và lãng quên do chiến tranh, nhất là lúc gần đây, do sự phá hủy của con người bởi sự khai thác đá, làm hư hỏng nhiều đến cảnh quan và môi trường của núi Đá Chồng, nên các cấp chính quyền tỉnh Ninh Thuận đã phối hộp với Ban Trị sự Tỉnh hội PG. Ninh Thuận và Thiền phái Trúc Lâm của Hòa thượng Thích Thanh Từ để xây cất Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ tại núi Đá Chồng. Viên Ngộ là vị tổ thứ mười của Thiền phái Trúc Lâm. 

Nghiên cứu bản họa đồ kiến trúc và bản thiết kế chi tiết đã được chấp thuận thì công trình của Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ gồm 24 hạng mục. Nổi bật là xây chùa Một Cột (Diên Hựu Tự) tại Thiền viện đúng như hình dạng và kích thước của chùa Một Cột xây năm 1049 thời nhà Lý tại thủ đô Hà Nội. Đền Văn Thánh sẽ trùng tu và cải biến thành nội viện Ni. Bù lại, sẽ xây ngôi đền mới gần đền cũ để thờ ba vị đại thánh của Khổng giáo là Khổng Tử, Mạnh Tử và Tuân Tử. Di tích Hòn Đá Dao và Hòn Mặt Qủy vẩn được giử lại nguyên vẹn để huyền thoại của núi Đá Chồng vẫn còn mãi và lưu truyền cho hậu thế. 

Thượng tọa Thích Thông Huệ, giảng sư giáo thọ tại các trường Phật Học và đạo tràng hai tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, được chỉ định là giám thị việc xây cất công trình cho biết: “Công trình đồ sộ này sẽ cần ba năm để hoàn thành. Việc thi công xây dựng đã diển ra đồng loạt ngay sau lể đặt đá. Còn dự chi cho công trình cũng được ước tính trên năm trăm tỷ đồng trở lên. Sau khi hoàn thành, Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ sẽ trở thành vừa là một trung tâm PG vừa là một danh lam thắng cảnh để Phật tử và đồng bào vừa tu học Phật Pháp, vừa hành hương du lịch tâm linh

- Đại Trùng tu, Tôn tạo Nhiều Ngôi Quốc Tự, Cổ Tự, Thành Phố Huế. Những năm qua, giới lãnh đạo PG Huế đã thực hiện thành công nhiều công trình lớn trong đó có công trình đàng giá hàng trăm tỷ đồng để tu bổ, trùng tu toàn diện các ngôi sắc tứ quốc tự hay các cổ tự hàng nhiều trăm năm tuổi và các ngôi chùa lịch sử như Thiên Mụ với tháp Phước Duyên, Diệu Đế, Báo Quốc, Từ Đàm, Trung Tâm Văn Hóa Liểu Quán vv..vv..

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 12
Chùa Từ Đàm - Huế 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 13
Trung tâm Văn hóa PG Liểu Quán 

- Xây cất Trung tâm Văn Hóa Công Chúa Huyền Trân, Thành Phố Huế, Tại vùng núi Ngũ Phong với tổng diện tích 28 hecta, khu tượng đài Công chúa Huyền Trân đã được thiết lập. Trong diện tích này còn xây đền thờ vua Trần Nhân Tông một vị vua Phật tử đã khai sáng Thiền phái Trúc Lâm. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 14
Trung tâm Văn hóa Huyền Trân 

Việc xây cất Trung tâm Văn Hóa Công Chúa Huyền Trân và Đền Vua Trần Nhân Tông là để tôn vinh và nhớ công ơn của vua và công chúa là những bậc tiền bối đã có công giữ nước và mở nước, đem lại hòa bình an lạc cho dân tộc. Dự án còn xây dựng một Thiền Viện Trúc Lâm tại nơi này.

 - Xây cất Chùa Trúc Lâm trên Đảo Hòn Tre, tỉnh Khánh Hòa. Khởi công xây cất vào tháng 4-2007 trên diện tích 3 hecta tại Hòn Tre, phường Vĩnh Nguyên, tỉnh Khánh Hòa, chùa được xây theo kiến trúc truyền thống mái cong với vật liệu bằng gổ quý, tôn trí 72 pho tượng Phật và bộ Thập Bát La Hán đậm nét chùa cổ Việt Nam cùng với hoành phi, liển, cân đối. Đặc biệt trên đảo Hòn Tre còn an vị tượng đài Quan Âm Hải nặng 10 tấn được ví như “ngọn hải đăng” mang lại an lạc cho ngư dân trong những chuyến ra khơi và bình an cho các tầu và thuyền qua lại trong vịnh Nha Trang. Sau 17 tháng xây cất, Ban Trị sự Tỉnh hội PG Khánh Hòa đã cùng với Công ty Du lịch Vinpearl và Tập Đoàn An Viện Group tổ chức long trọng lễ Khánh thành Chùa Trúc Lâm. Tham dự buổi lễ có chư tôn giáo phẩm, quan khách và hàng nghìn Phật tử. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 15
Tam Quan - Tịnh viện Trúc Lâm, Hòn Tre 
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 16
Tịnh viện Trúc Lâm, Hòn Tre – Nha Trang 

- Xây Cất Quần thể Chùa Tháp Kỳ Quang, tỉnh Kontum.  Sau thời gian dài chờ đợi và thiện duyên hội đủ, ngày 10-12-2008, Ban Trị sự Tỉnh hội PG Kontum đã tổ chức trọng thể đại lễ đặt đá khởi công xây cất quần thể chùa tháp Kỳ Quang được thực hiện tại huyện Đakhà với khinh phí sau khi hoàn thành là 200 tỷ đồng Việt Nam, tương đương với 13 đến 15 triệu đồng đô la Mỹ. Vùng Tây Nguyên và huyện Dakhà có những tiềm lực rất lớn: đất đai phì nhiêu, vạn vật phong phú, con người hiền hòa, cảnh trí hùng vĩ sẽ tạo cho Tây Nguyên một tương lai thịnh vương. Trước nhu cầu to lớn này, các vị lãnh đạo Giáo Hội PGVN sau nhiều cân nhắc đã đi đến sự thống nhất ý chí và hành động với Ban Trị sự PG tỉnh Kontum. Dự án bản thiết kế cho thấy chùa tháp Kỳ Quang sẽ mang hình tháp phỏng theo Cửu Phẩm Liên Hoa cao 49 mét. Quanh tháp là 8 hoa sen tượng trưng cho Bát Chính Đạo. Nếu nhìn tổng thể thì kiến trúc có dáng chùa Một Cột cách điệu. Đỉnh tháp có bốn pho tượng Phật hướng ra bốn phương. Phương Đông an trí tượng Đức Phật Dược Sư, phương Tây tượng Đức Phật A Di Đà, phương Nam tượng Đức Phật Di Lặc và phương Bắc tượng Đức Phật Thích Ca. 

Tới dự lể đặt đá có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Trí Quảng, Hòa thượng Thích Quảng Xả, chư tôn đức giáo phẩm trung ương và địa phương, đại diện chính quyền cấp tỉnh, huyện, xả, và sự hiện diện của hàng nghìn Phật tử trong đó có cả nghìn Phật tử người dân tộc Ra Đê ở xả Ya-Chim.

Các Phật tử vui mừng trong nước mắt. Buổi lể đặt đá diển ra mà họ vẫn không tin là thật vì từ lâu họ ước mong có được ngôi Tam Bảo để tu học nhưng ngày hôm nay được chứng kiến buổi lễ đặt đá trọng thể, được nghe những phác thảo hoành tráng của công trình xây cất trong tương lai ngoài sự mong đợi. Các Phật tử người dân tộc còn bầy tỏ niềm hoan hỷ của họ qua các điệu múa và qua các điệu nhạc sử dụng bằng chiêng, trống, cồng âm ba vang dậy núi rừng. Hình như chính pháp đang rực sáng núi rừng Tây Nguyên. Tại nhiều vùng như cao nguyên Lâm Đồng, nhiều người các dân tộc Vân Kiều, Mường, Ra Đê đã quy y Tam Bảo. Có nhiều bản làng trong xã, người dân tộc đều hoàn toàn là Phật tử. Cứ sáng chủ nhật, khi bình minh xuyên qua khe núi là họ áo quần chỉnh tề, ơi ới gọi nhau đi chùa lễ Phật, nghe pháp. Tại một vùng đặc biệt khác như cao nguyên Kontum, hoa sen cũng đang rực nở như công trình xây dựng chùa tháp Kỳ Quang nói trên, nhất là sự dấn thân của nhiều vị Tăng Ni đem Phật pháp vào tận bản làng soi sáng cho người dân tộc. Đặc biệt phải ghi công đức của Hòa thượng Thích Quảng Xả - Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Kontum.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 17
Gia đình Phật tử Pháp Hoa ở Dak Nông
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 18
Chùa Minh Thạnh ở Pleiku 
http://www.thuvienhoasen.org/cvn-pleiku-minhthanh.htm

Khi còn là Phó Ban Trị sự và Trụ trì Chùa Trung Khánh - ngôi chùa tại vùng sâu vùng xa - Hòa thượng lúc đó còn là Thượng tọa, vẫn hàng ngày lặn lội vào tận các bản làng thăm viếng, chăm sóc người dân và đồng thời giáo hóa Phật Pháp cho họ. Nhờ thiện duyên họ đã giác ngộ, quy y trở thành những Phật tử rất thuần thành. Chẳng hạn như ở xả Ya-Chim nhiều vị già làng (trưởng làng) đã đem toàn gia đình gồm con, cháu, chắt, dâu, rể xin quy y Tam Bảo. Sau đó, các vị nay khuyến khích dân làng quy y Phật Giáo để trở thành người tốt cho gia đình và bản làng. Nhất là khi đã theo Phật Giáo thì phải từ bỏ các hủ tục như mê tín theo các thầy Mo thờ ma Xó, ma rừng; bỏ thói hư như uống rượu đến say sưa đánh vợ con và ẩu đả với hàng xóm, nhiều khi gây thương tích và án mạng. Sau nhiều tháng học hỏi giáo lý Phật Pháp do Hòa thượng Thích Quảng Xả truyền giảng, tất cả 3.500 người dân tộc Ra đê trong các bản làng của xả Ya-Chim đã xin quy y tập thể với Hòa thựơng và Hòa thượng đã làm thầy truyền giới của họ. Ngày 10-11-2007, tất cả 3.500 người đã được lần lượt chở từ bản làng của họ ra chùa Hồng Từ ở thị xả Kontum để nhận lể Tam Quy, Ngủ Giới. Ngoài ra, vào trung tuần tháng Tư năm 2009, đã có ba trăm người dân tộc Tầy tỉnh Daklak quy y Tam Bảo dưới sự chủ tọa của Hòa thượng Thích Thiện Trí, Trưởng Tiểu ban Phật tử Dân tộc Ít Người, và Hòa thượng Thích Châu Quang, Trưởng Ban Trị sự P.G Tỉnh Daklak cùng các vị tôn túc giáo phẩm trung ương và địa phương. 

Chưa hết, còn một đại lể quy y Tam Bảo nửa được tổ chức vào ngày 19-4-2009 cho bốn nghìn người dân tộc ít người thuộc tỉnh Kontum và tỉnh Gia Lai. 

Hiện nay cũng đang có nhiều Tăng Ni mang Phật Pháp vào Tây Nguyên cho đồng bào người dân tộc. Nhiều Tăng Ni còn học hỏi ngôn ngữ các dân tộc Tây Nguyên để truyền bá Phật Pháp cho họ. Cụ thể như Đại đức Thích Giác Sỷ, trụ trì chùa Ngọc Khánh tỉnh Daklak, đã đem Phật Pháp vào tận các bản làng vùng sâu, vùng xa cho người dân tộc vì Đại đức đã học tiếng Ê-Đê và nói thông thạo ngôn ngữ này nên rất dễ dàng giao tiếp với các dân tộc ít người. Ngoài ra, Đại đức đã soạn và in xong tập kinh Đức Phật Thích Ca và Giáo Pháp của Ngài (Tập I) và đang sửa soạn in tập kinh Những Bài Kinh Tụng (Tập II). Cả hai đều in bằng tiếng Ê-Đê. 

MIỀN BẮC

Sau nhiều thập niên gặp nhiều khó khăn về nhân lực, tài lực, vật lực (và nhất là những khó khăn do sự kiểm soát hoạt động Phật sự của chính quyền từ trung ương đến các địa phương), từ một thập niên trở lại, do chính sách đổi mới và hòa nhập của nhà nước, PG miền Bắc đang được quang phục. Phải nói rằng sự quang phục của PG rất là rộng lớn và dâng cao. Các đạo tràng Pháp Hoa, Tịnh Độ, Thiền Định đã và đang được liên tục thành lập tại nhiều tỉnh, thành. Còn một số tỉnh vùng Tây Bắc, khi hội đủ điều kiện và cơ duyên, sẽ thành lập các đạo tràng này. Số lượng người trẻ thanh niên là học sinh, sinh viên cũng tham gia như Câu Lạc bộ Thanh niên Phật tử chùa Quan sứ.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 19
Câu Lạc Bộ Thanh niên Phật tử tại Hà Nội 
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 20
Câu Lạc Bộ Thanh niên Phật tử chùa Quán Sứ 

Các thành phần trẻ cũng tham gia tích cực vào các lãnh vực xã hội, từ thiện, văn hóa, giáo dục…của PG. Các vị tôn đức cũng đã nghĩ đến việc tái thành lập tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam để duy trì đạo đức, cội nguồn cho thanh, thiếu niên Việt Nam. Số người xuất gia thành Tăng Ni cũng gia tăng thấy rõ với những điều kiện xuất gia rất chặt chẻ và khó khăn để chọn lựa những người thực tâm tu học, thực sự muốn trở thành Như Lai Sứ. Số người quy y Tam Bảo cũng gia tăng đáng kể. Các chùa, tự viện vẫn thường xuyên tổ chức các lể quy y Tam Bảo cho những người muốn trở thành Phật tử. Các khóa niệm hồng danh chư Phật, Bồ Tát, các Khóa Bát Quan Trai, các lể kỷ niệm Đức Phật A Di Đà, Đức Quan Thế Âm được thường xuyên tổ chức. Cuộc hoằng pháp về miền Bắc của Thượng Tọa Thích Chân Tính cũng bắt đầu ở một số chùa. Mô hình tu tập Phật Pháp theo chùa Hoằng Pháp ở huyện Hóc Môn đang được TT Thích Chân Tích dự liệu tổ chức cho đồng bào miền Bắc. Hy vọng mô hình tu học này sẽ được nhân rộng ra khắp miền Bắc, và trở nên quen thuộc với mọi người, nhất là giới trẻ thanh niên sinh viên và học sinh.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 21
Khóa tu thứ 44 - Chùa Hoằng Pháp, Hóc Môn
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 22
Tăng thân Làng Mai thăm Việt Nam 2007 

Cuộc hoằng pháp của Tăng Thân Làng Mai do Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn cũng giúp cho sự quang phục PG ở Việt Nam nói chung và PG ở miền Bắc nói riêng đạt được những hiệu quả tích cực. Còn nhớ lần đầu tiên, năm 2005, trở về Việt Nam sau 39 năm xa cách quê hương, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã hướng dẫn Tăng Thân Làng Mai gồm 400 vị, trọng đó có 200 vị là Tăng Ni người phương Tây, tuổi từ 20 đến 40. Nhiều vị là Bác sĩ, Dược sĩ, Kỷ sư, Tiến sĩ, Giáo sư…và 100 vị là Cư sĩ Phật tử người các nước phương Tây. Cả một Tăng đoàn đông như vậy nhưng nhờ tu tập nên tất cả đều an vui, tự tại, trang nghiêm, thanh tịnh. Những hình ảnh này đã làm đồng bào từ Nam chí Bắc ngạc nhiên đến sửng sốt. Lần đầu tiên trong đời họ mới thấy cảnh tượng thật sự và sống động những người các nước ở phương Tây tín ngưỡng và tu tập Phật pháp như thế nào. 

Chứng kiến tận mắt những hình ảnh này nhưng nhiều người vẫn chưa tin, nghĩ rằng đang nằm mơ. Nhiều người sửng sốt: “Sư, Ni người Tây mũi lõ, mắt xanh sao mà nhiều thế. Người ta cứ chê đạo Phật là mê tín cơ mà! Mê tín gì mà nhiều người Tây trở thành Sư Ni, trở thành tín đồ đạo Phật như thế kia. Họ lại là những người trí thức, có học vị cao thì làm sao họ theo cái đạo Phật bị cho là mê tín được.” Hai cuộc hoằng pháp khác vào năm 2007 và 2008 của Tăng Thân Làng Mai cũng tạo được rất nhiều hiệu quả trong việc quang phục Phật giáo ở Việt Nam. Ví dụ khi tu viện Bát Nhã ở Lâm Đồng mở khóa tu theo phương pháp của Làng Mai nhận người xuất gia thì thanh niên nam nữ cả nước, sau khi thấy Tăng Ni các nước phương Tây trong Tăng Thân Làng Mai là những thanh niên, thanh nữ trẻ tuổi và trí thức tu tập vững chãi, ứng xử đạo hạnh và tự tại, nên đã tới tu viện Bát Nhã nộp đơn xin xuất gia. Tu viện tuy đã sửa chữa xây thêm phòng nhưng vẫn không đủ chỗ cho một nghìn người mà chỉ chấp nhận được một nửa số đơn, nghĩa là năm trăm người được nhận cho xuất gia. Số còn lại hẹn khóa tu sau.

Ngoài cuộc hoằng pháp thường xuyên của Tăng Thân Làng Mai, Giáo Hội PGVN cũng nên can thiệp với nhà nước cho phép các Giáo Đoàn và Tăng Đoàn nổi tiếng trong việc truyền bá Phật Pháp ở phương Tây đang tràn ngập khắp các nước từ Châu Âu, Châu Úc đến Châu Phi, Châu Mỹ như Phật Quang Sơn (Buddha’s Light Mountain Order) Pháp Cổ Sơn (Dharma Drum Order) Thiền Trường Quan Âm (Kwan Um School of Zen) Vạn Phật Thành (City of Ten Thousand Buddhas Order) Sơn Giang (Mountains and River Order), và nhất là Tăng Đoàn của Đức Đạt Lai Lama. Các Giáo Đoàn và Tăng Đoàn vừa kể có số lượng Tăng Ni là những đệ tử xuất gia hàng nghìn vị; số lượng nam nữ cư sĩ là những đệ tử tại gia đã quy y Tam Bảo và giữ Năm Giới do chính vị tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo Đoàn hay Tăng Đoàn là thầy Truyền Giới, và số lượng Phật tử tại gia khác lên tới hàng triệu người.

Còn đệ tử xuất gia và tại gia người phương Tây của Đức Đạt Lai Lama thì nhiều vô số, kể không hết. Nếu các Giáo Đoàn và Tăng Đoàn này được phép đến Việt Nam thường xuyên để hoằng hóa thì thật là lợi lạc cho sự tín tâm và sự tu học của Phật tử Việt Nam mà chứng minh cụ thể là cuộc hoằng hóa Phật Pháp vào tháng 11-2008 của Tăng Đoàn Truyền Thừa Drukpa do Đức Pháp Vương Bhutan Gyalwang Drukpa hướng dẩn rất thành công tại các nơi mà Tăng Đoàn tới hoằng hóa cho đồng bào Việt Nam. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 23
Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 tại Hà Nội 
Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 24
Phật tử Tp Hồ Chí Minh cung nghinh Phật Ngọc, 2009 

Về mặt các cơ sở hoằng pháp, cũng như PG miền Nam và miền Trung, PG miền Bắc trong thời gian không còn chiến tranh đã chủ ý dồn công sức vào việc trùng tu, sửa chữa, bảo trì hầu như tất cả các chùa từ nhỏ đến lớn vốn bị hư hỏng xuống cấp từ những làng xã xa xôi đến những tỉnh thành. Ngoài việc tu bổ những ngôi chùa này, có ngôi là chùa cổ, tuổi vài trăm năm; có ngôi là tùng lâm quốc tự của các vương triều để lại từ nhiều đời trước, PGVN còn xây cất mới hoàn toàn nhiều ngôi phạm vủ rất hoành tráng và trang nghiêm.

Sự kiện đáng chú ý là năm 2010 là năm kỷ niệm Một Nghìn Năm Thăng Long (1010-2010) đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong lịch sử Việt Nam về việc Phật Tử Lý Công Uẫn tức là Vua Lý Thái Tổ đã cùng với Quốc sư Vạn Hạnh hoạch định việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và trở thành Kinh đô Thăng Long. Để kỷ niệm mốc lịch sử này, Nhà nước và PGVN đã phối hợp chặt chẻ thực hiện nhiều Phật sự quan trọng.

Về phía nhà nước đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phục hưng, tôn tạo, bảo tồn, lưu giử, phát triển các cổ vật và cảnh quan môi trường của Bốn Trung Tâm Tùng Lâm lớn mà sau khi hoàn thành nhiều người cho rằng sẽ trở thành Tứ Đại Danh Lam của PG miền Bắc có thể so sánh với Tứ Đại Danh Sơn của Phật Giáo nước bạn Trung Quốc.

Tứ Đại Danh Lam của PGVN sẽ là :

1- Đại Danh Lam Phật Tích - Núi Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh,  Bắc Ninh là quê hương của nhà Lý, nơi có nhiều danh lam cổ tự và đền đài nổi tiếng như chùa Dâu, chùa Tiêu, chùa Phật Tích, núi Thiên Thai, đền Đô (thờ tám vị vua nhà Lý), đền Kinh Dương Vương, đền bà Chúa Kho. Những danh thắng này lại không xa cách nhau lắm nên sẽ hợp nhất lại thành một cụm cảnh quan cho nhu cầu hành hương tâm linh và du lịch thắng cảnh văn hóa. Theo đồ án của Sở Xây dựng Tỉnh Bắc Ninh thì trung tâm của quần thể này sẽ là chùa Phật Tích ở núi Tiên Du với tổng diện tích 3.000 hecta. Trong đó, một tổng thể quy mô rộng 10 hecta đã được khởi công xây dựng. Tâm điểm của thắng tích này sẽ là một Đại Phật Thành cao 27 mét quay về hướng Tây Nam, phục dựng theo bảo tượng Đức Phật A Di Đà của chùa Phật Tích. Một vườn toàn hoa mẩu đơn sẽ bao quanh Đại Phật Thành tỏa hương tịnh hóa tâm linh. Vùng quy hoạch này sẽ kết hợp hài hòa với cảnh quan bên cạnh như cụm núi đá hình mào phượng, khu tháp cổ chùa Phật Tích, Quan Âm Viện, Trung tâm Tu tập Phật Tích, Sân Hội Tụ, Bậc thang lên Đại Phật Thành, Vườn Đá Thiên Nhiên, hệ thống đường đạo trong rừng tâm linh, chùa Phật Tích cũ…cộng với các di tích lịch sử văn hóa như: đền Đô, đền Bà Chúa Kho, đền Kinh Dương Vương, chùa Dâu cổ nhất VN, chùa Bút Tháp với tượng Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhân.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 25
Chùa Phật Tích, Bắc Ninh, đang tôn tạo 

Một Tổng thể các chùa tháp, đền đài, thắng cảnh thiên nhiên và nhân tạo như vừa diển tả được phối hộp lại chắn chắn sẽ làm Chùa Phật Tích trở thành Đại Danh Lam của PGVN. Chỉ riêng chùa Phật Tích củ đã được Bộ Văn Hóa công nhận và xếp hạng vào loại “Di Sản Văn Hóa Quốc Gia.” Mới đây, nhà nước đã cấp 32 tỷ đồng để thực hiện các công trình tu bổ, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo cho Chùa Phật Tích cổ và các bộ tượng cổ và bộ pháp khí cùng mở mang phát triển cảnh quan, địa giới của chùa. Trụ trì chùa Phật Tích hiện nay là Đại đức Tiến sĩ Thích Đức Thiện cho biết: “Giáo Hội PGVN sẽ yêu cầu chính phủ làm thủ tục xin cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc công nhân: “Đại Danh Lam Phật Tích là Di Sản Văn Hóa Thế Giới.”

2. Đại Danh Lam Thiền Viên Trúc Lâm Yên Tử, Tỉnh Quảng Ninh, Yên Tử Sơn là ngọn núi mà Vua Trần Nhân Tông đã xuất gia và sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Từ hàng chục năm nay, nơi đất Phật Linh Thiêng này, PGVN và nhà nước đã thực hiện nhiều Phật sự quan trọng như Đại lể Vesak LHQ 2008 đã chọn Trúc Lâm Yên Tử là một trong các địa điểm tổ chức, và kỷ niệm Đại Lể Tưởng Niệm 700 năm ngày Vua Trần Nhân Tôn Viên Tịch. Đó là về lễ hội văn hóa. Ngoài ra, nhà nước còn giúp PGVN phục hồi lại các di tích danh lam thắng cảnh từ các đời trước cha ông để lại khắp trên mọi miền đất nước. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 26
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Quãng Ninh 

Vào những năm đầu thập niên 2000, Thiền Sư Thích Thanh Từ khôi phục lại Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử ở miền Bắc và phát triển Thiền Phái Trúc Lâm ở chính núi Yên Tử là nơi đã phát xuất Thiền phái này từ thế kỷ 13. Do đó, từ năm 2000 đến nay, nhiều công trình đã được thi công như bảo tồn phục dựng những công trình cổ xưa còn tồn tại như khu mộ tháp của chư Tổ, tượng Phật và Bồ Tát cùng các pháp khí … 

Đồng thời, để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng và tâm linh ngày càng cao của đồng bào, một quần thể năm ngôi chùa mới gọi là chùa Lân hay chùa Long Động đã được xây dựng với mái đao, nhiều mái, theo kiến trúc cổ, cổng tam quan, lầu chuông, hội trường, phương trượng v…v…đã hoàn tất. Sở Giao Thông tỉnh Quảng Ninh lại cho mở rộng đường, lót đá trải nhựa từ Quốc lộ vào tận chân núi Yên Tử với bải đậu xe rộng lớn chứa được hàng nghìn chiếc. Nhà nước còn lập hệ thống cáp treo từ chùa Giải An lên chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên lên chùa Đồng ở cao độ 1068 mét. Đường từ chân núi lên đến chùa Đồng (ngôi chùa được xây cất mới hoàn toàn to lớn hơn chùa củ, làm hoàn toàn bằng Đồng nặng 70 tấn) đã được mở rộng, khai quang và lót đá tảng đi rất an toàn và dể dàng. Phật sự hiện nay của Đại Danh Lam Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là công trình xây dựng tượng Đài Phật Hoàng Trần Nhân Tông Trên Đỉnh An Kỳ Sinh- đang đi vào thực hiện và GHPG có đơn thỉnh cầu chính phủ yêu cầu Cơ Quan Văn Hóa L.H.Q. (UNESCO) công nhận Đức Vua Trần Nhân Tôn là “Danh Nhân Văn Hóa Thế Giới”

Trong lễ khai mạc Hội Xuân Yên Tử vào dịp đầu Xuân Kỷ Sửu mới đây, Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Trưởng Ban Trị sự PG tỉnh Quảng Ninh cho biết như sau: “ Theo kế hoạch, danh thắngYên Tử sẽ được mở rộng gồm cả một số khu di tích liên quan đến vua Trần Nhân Tôn ở huyện Đông Triều. Tương lai, trong kế hoạch mở rộng Yên Tử, chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã cho lập quy hoạch đất rộng hơn mười nghìn hecta, rộng gấp ba diện tích Yên Tử hiện nay, cấp cho Ban Trị sự PG tỉnh Quảng Ninh để phát triển Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Được biết Hội Xuân Yên Tử diển ra sau Tết âm lịch từ ngày 10 (trước kia là ngày 9) tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch và cũng như Trẩy Hội Chùa Hương là lể Hội lâu nhất kéo dài suốt ba tháng Xuân. Năm mới Tân Sửu, chỉ từ ngày mồng một đến mồng sáu Tết đã có 15 vạn Phật Tử đến lễ Phật đầu năm tại Đại Danh Lam Trúc Lâm Yên Tử.

3. Đai Danh Lam Bái Đính, Tỉnh Ninh Bình, Một quần thể gồm khu trung tâm Tín Ngưỡng và Hành Hương Tâm Linh PG gồm chùa Bái Đính cũ ở trên núi và chùa Bái Đính mới dưới chân núi rộng 107 hecta (đã hoàn tất giai đoạn 1 vào năm 2008 sau ba năm thi công và sẽ hoàn tất toàn bộ công trình vào năm 2010 nhân Đại lể Kỷ niệm Một Nghìn Năm Thăng Long) cùng với khu trung tâm Văn Hóa lịch sử Tràng An rộng 700 hecta gồm công viên tượng Đài và Đền Thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và khu cột đá khắc kinh Phật có mái che do Thái Tử Đinh Liển thực hiện, và khu thắng cảnh Thiên Nhiên Sinh Thái Quý hiếm của quốc gia là rừng Nguyên Sinh Cúc Phương rộng 2000 hecta. Cả ba sẽ phối hợp tạo nên một trung tâm PG và trung tâm văn hóa lịch sử vùng cố đô Hoa lư. 

Chùa Bái Đính cổ ở huyện Gia Viển, tỉnh Ninh Bình ở độ cao 200 mét trên núi, xây từ thời nhà Lý. Để lên chùa phải bước 300 bậc đá từ chân núi. Chùa do Thiền sư Minh Không xây cất. Theo sử liệu, Thiền sư Minh Không đã vào núi Bái Đính tìm thuốc chữa bệnh cho Vua Lý Thần Tông và đã tìm ra Động Tối, Động Sáng và nhiều động tuyệt đẹp khác. Riêng chùa Bái Đính cổ đã được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử Văn Hóa Quốc Gia năm 1997, và đã được nhà nước cấp ngân khoản để trưng tu, tôn tạo, bảo trì vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa xưa. Đó là chùa Bái Đính củ.

Dựa vào núi Bái Đính, khu chùa mới đang được công ty xây dựng Xuân Trường đầu tư và thi công với quy mô vô cùng hoành tráng trên diện tích rộng 107 hecta, với những công trình kiến trúc to lớn đạt kỷ lục quốc gia. Chùa nằm trong tổng thể xây dựng Trung tâm Văn Hóa Tràng An rộng 2000 hecta như vừa nói, do ông Nguyễn Xuân Trường làm chủ đầu tư. Ngôi đại tự Tam Thế Phật là công trình lớn được khánh thành ngày 17-5-2008 của giai đoạn 1, nhân Đại lể Phật Đản Liên Hiệp Quốc Vesak 2008. Ngôi đại tự này có hai tầng với mười hai mái. Tầng dưới thờ Tam Thế Phật gồm ba pho tượng cao 10 mét, nặng 50 tấn bằng đồng tôn trí rất trang nghiêm và hoành tráng.

Dưới chân núi, giếng Ngọc vì nước lúc nào cũng xanh mầu Ngọc, được tôn tạo và mở rộng năm 2006 với chu vi 97 mét 3, đường kính 30 mét, sâu 10 mét. Tương truyền, Thiền sư Minh Không lấy nước ở giếng Ngọc sắc thuốc trị bệnh cho dân.

Cũng cần nhắc lại là lể khánh thành giai đoạn 1 đã cử hành vào dịp Đại lể Phật Đản LHQ. Dịp này có lễ trồng cây Bồ Đề đem từ Ấn Độ qua. Và đặc biệt là hai cây Bồ Đề do chủ tịch Nhà Nước Nguyễn Minh Triết và Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng trồng trước chùa Thượng từ mấy năm trước, khi mới trồng chỉ là một nhánh nhỏ nhưng hiện nay chỉ vài ba năm sau cây đã vượt lớn trưởng thành như một cây cổ thụ.

Hiện tại, chùa Bái Đính đang tiếp tục giai đoạn 2 với các công trình sau đây sẽ được hoàn tất và khánh thành vào năm 2010:

1. Ngôi chùa Thượng hay Điện Pháp Chủ là ngôi chùa lớn tám mái tôn thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca bằng đồng đúc nguyên khối cao mười mét, nặng 100 tấn do công ty Đoàn Kết của nghệ nhân Nguyễn Trọng Hạnh ở huyện Ý-Yên, tỉnh Nam Định đúc. Phải an vị pho tượng 100 tấn này trước rồi mới xây chính điện và chùa sau.

2. Tháp chuông tám góc, ba tầng, hai mươi bốn mái treo quả chuông nặng ba mươi sáu tấn đồng, cao 5 mét 40, đường kính 3 mét 45 do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính ở phường Đức, thành phố Huế thực hiện. Người nghệ nhân này còn đúc thành công quả chuông khác nặng 27 tấn cũng cho chùa Bái Đính.

3. Điện thờ và tượng Đức Bồ Tát Quan Thế Âm. Được xây bằng những cột gỗ lim cao và lớn. Tượng được đúc bằng đồng.

4. Tam quan nội điện được thực hiện bằng gỗ, khu nhà Tăng, Hành lang La Hán, Hồ Bán Nguyệt.

5. Bộ tượng năm trăm vị la Hán bằng đá do nghệ nhân làng đá Ninh Vân, tỉnh Ninh Bình thực hiện tại xưởng đá của Nghệ Nhân Phạm Ngọc Hoàn từ năm 2005.

6. Và còn nhiều công trình khác.

Tất cả các công trình đang thực hiện của chùa Bái Đính sẽ hoàn tất vào năm 2010 là năm mà nhà nước và Giáo Hội PGVN sẽ phối hợp để chức Đại Lể Kỷ Niệm Một Nghìn Năm Thăng Long.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 27
Tượng Tam Thế trong chánh điện chùa Bái Đính

http://www.thuvienhoasen.org/cvn-ninhbinh-baidinh.htm

4. Đại Danh Lam Hương Tích: “Nam Thiên Đệ Nhất Động”, Huyện Mỹ Đức, Thủ Đô Hà Nội, Nam Thiên Đệ Nhất Động có nghĩa là các động thiên nhiên của chùa Hương được đánh giá là đẹp nhất trời Nam. Chùa Hương trước kia thuộc tỉnh Hà Tây là tỉnh có nhiều chùa nhất nước ta, tổng cộng hơn 1500 chùa trong toàn tỉnh. Cuối năm 2008, tỉnh Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội theo kế hoạch mở mang và phát triển thủ đô Hà Nội của nhà nước.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 28
“Nam Thiên Đệ Nhất động” Hương Tích 

Chùa Hương đã có từ 600 năm với tổng diện tích mười tám hecta rừng và đất mà đa phần là rừng núi. Vùng chùa Hương chủ yếu là các động thiên nhiên mà bên trong thạch nhũ từ trên trần rũ xuống hay từ dưới sàn mọc lên, tạo nên những hình tượng diệu kỳ và những hình tượng đặc biệt khác, thêm vào là ánh sáng xuyên qua khe đá hay ánh sáng đèn trong động đã tạo cho những hình tượng trong động trở nên lung linh huyền diệu. 

Trong động Hương Tích và chùa Hương Tích có 18 địa điểm hành hương lễ bái. Phật tử thường về chùa Hương suốt trong ba tháng mùa Xuân từ sau Tết, vào ngày 6 tháng Giêng đến tháng ba âm lịch. Ngày xưa gọi là Trẩy hội Chùa Hương, ngày nay gọi là Lễ hội Chùa Hương càng ngày càng đông vui. Theo dự đoán của ban tổ chức thì lễ hội năm nay lên tới bẩy mươi vạn đến một triệu người tham dự. Đây là lễ hội dài nhất trong các lễ hội. Năm 2008, số khách hành hương và du khách viếng chùa toàn năm là mười một triệu người, trong đó có ba mươi hai vạn là người nước ngoài. 

Chùa Hương là một quần thể các động thiên nhiên kết hợp nên các công trình nhân tạo chỉ có chùa Thiên Trù, cổng Tam Quan, Lầu Chuông, Lầu Trống, Phương Trượng, Tăng Xá, Nhà Khách…Vì là một địa điễm tu học tôn giáo và hành hương nên nhà nước và Giáo Hội PGVN đã chú ý đến việc mở rộng đường bộ, đường sông để đi lại dể dàng, nhất là tu bổ và tôn tạo thường xuyên cảnh chùa. Chùa Hương Tích được coi như cảnh giới Đại Từ Đại Bi của Đức Quan Thế Âm nên nhiều người ước mong các vị tôn đức lãnh đạo giáo hội và vị phương trượng của chùa có kế hoạch để an vị pho đại tượng Đức Quan Thế Âm cao 50 mét ở trên núi và có thể còn nhiều đại tượng kích thước như thế trên đất Phật để Hương Tích xứng đáng là một đại danh lam của PGVN, và nhất là theo nhiều tin cho biết, rằng chùa Hương cũng sẽ được nhà nước làm thủ tục yêu cầu Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO công nhận “Chùa Hương Tích là Di Tích Văn Hóa Thế Giới.”

Trên đây chỉ là những dòng tóm tắt rất đan thanh về phong cảnh thiên nhiên cùng với công trình xây dựng bốn Trung Tâm Tùng Lâm lớn tại miền Bắc mà nhiều bậc tôn đức lãnh đạo Phật Giáo, các vị cư sĩ và Phật tử đã đồng thuận rằng sau khi hoàn thành vào năm 2010 là năm kỷ niệm Một Nghìn Năm Thăng Long, bốn trung tâm này sẽ trở thành Tứ Đại Danh Lam của PGVN rất nổi tiếng và sẽ có nhiều người trong nước và nước ngoài hành hương chiêm bái, nhất là để tu học Phật Pháp, thực hành tín ngưỡng tâm linh.

Dưới đây một số các công trình hoành tráng, vĩ đại khác của nhiều danh lam đã và đang được thực hiện ở miền Bắc.

 - Xây dựng, Tôn tạo Và Trùng tu, Bảo trì để Chùa Thầy trở thành Tiêu điểm của Khu Du Lịch Tuần – Châu. Dự án khu du lịch quy mô Tuần Châu thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thủ đô Hà Nội, bao quanh khu vực Chùa Thầy hay Thiên Phúc Tự vốn được xây từ đời vua Lý Nhân Tông (1072-1127) gắn liền với tên tuổi Thiền sư Từ Dạo Hạnh mà dân vẫn gọi là Thầy, một danh tăng đắc đạo sống mãi trong hồn dân tộc. Dự án này, do ông Minh Chi-Tổng Giám Đốc Công Ty Tuần Châu là chủ đầu tư - đã được phê duyệt và khởi công xây dựng từ tháng 3-2008 cho cảnh quan tuyệt đẹp của núi Thầy và di tích lịch sử sống động của chùa Thầy. Trong nội tự vô vàn cổ thụ che tỏa bóng mát, quanh lối đi luôn ngát tỏa hương hoa đại cùng mầu sắc nhiều loại hoa. Chùa Thầy không chỉ tuyệt đẹp về cảnh quan và độc đáo về kiến trúc (vì toàn bộ ngôi chính điện bằng gỗ, tất cả mọi kết cấu của tòa nhà chỉ dựa trên cơ sở của 36 lổ đục khiến ai cũng phải thán phục tài nghệ của người thợ xưa) mà nơi đây còn lưu giữ khối di vật đồ sộ từ thời Lý đến nay. Công ty Tuần Châu đã mời các tổ hợp thiết kế quốc tế gồm các chuyên gia Nhật, Úc và Mỹ quy hoạch, thiết kế toàn bộ dự án Tuần Châu rộng 254 hecta, vốn đầu tư là 5000 tỷ đồng, tương đương với 400 triệu đô la Mỹ. Trong đó, khu giải trí hiện đại đặt bên phong cảnh tuyệt đẹp của chùa Thầy được thiết kế với diện tích 22 hecta, gồm sân khấu đa năng chứa 13.000 người, vừa là sân khấu trình diển ca nhạc, tổ chức các sự kiện văn hóa, vừa là sân khấu nước, trình diển ánh sáng laser. Trên sân khấu đa năng là sân trượt tuyết. Cạnh đó là khu văn hóa rộng 6 hecta mang tên Đất Việt- Làng Xưa. Khu du lịch Tuần Châu còn nhiều công trình vĩ đại và đáng giá khác sẽ được hoàn tất vào năm 2010 là năm đất nước Việt Nam và PGVN tổ chức nhiều lễ hội quốc gia và Hội nghị PG Thế Giới. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 29
Chùa Thầy ở huyện Quốc Oai 

 - Xây dựng Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi hoàn thành công trình xây cất Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền sư Thích Thanh Từ lại được nhà nước mời thực hiện việc xây dựng Thiền viện thứ hai tại miền Bắc. Đó là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây cạnh di tích cổ tự Tây Thiên. Đây là nơi phát tích sớm nhất của PGVN. Thiền Viện rộng 4 hecta rưởi và rừng nguyên sinh rộng 50 hecta. Thiền viện xây trên núi cao độ 300 mét. Từ chính điện, nhà Tổ, nhà khách, nhà truyền, tam quan, lầu chuông, lầu trống đến khu nội viện tăng đường, trại đường, … tất cả đều được thiết kế và  xây cất rất kỳ công và độc đáo, mang dấu ấn kiến trúc Đông phương. Thư viện hình bát giác trên ngọn đồi nằm phía sau pho tượng Phật cao 35 mét. Đại Hùng Bảo Điện cao 17 mét, rộng 673 mét vuông., 4 trụ đở bằng cây đường kính 1 mét, đủ chổ cho 600 Phật tử hành lễ. Các tượng trong Thiền viện đều làm từ đá sa thạch. Trống làm từ gỗ mít lấy ở rừng Gia Lai, có đường kính 1 mét 50, dài 2 mét. Vào cuối năm 2008, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đã làm lễ động thổ, đặt đá xây cất Thích Ca Phật Đài.

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 30
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên ở Vĩnh Phúc 

- Xây dựng Chùa Phật và Cúng dường Chùa Lên Tam Bảo: Công đức Vô lượng của Hai Gia đình Cư sĩ, tỉnh Vĩnh Phúc. Vào cuối năm 2008, sau khi chư tôn đức lãnh đạo PG tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức lễ đặt đá xây dựng Thích Ca Phật Đài thuộc Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên thì nhiều Phật sự đã diễn ra tốt đẹp tại nhiều nơi ở tỉnh Vĩnh Phúc. 

Nhiều người đã đến các chùa cùng toàn gia đình xin quy y Tam Bảo. Nhiều gia đình đi chùa lễ Phật, tụng kinh, nghe pháp, tu Thiền vào ngày chủ nhật, ngày rằm hay mồng một âm lịch. Nhân dân nhiều làng xã đã thỉnh nguyện Ban Trị sự PG Tỉnh và chính quyền đia phương cho phép họ chung sức đóng góp để phục dựng lại những ngôi chùa làng đã hư hỏng, xuống cấp. Ở cùng tỉnh Vĩnh Phúc, cùng huyện Vĩnh Tường, có hai ngôi chùa cùng tên Thiên Phúc nhưng ở hai xã khác nhau là xã Tân Cương và xã Vân Xuân, do gia đình của hai cư sĩ đã phát tâm xây dựng và cúng dường ban trị sự PG tỉnh: 

* Ngày 16-11-2008, tại xã Tân Cương, huyện Vĩnh Tường đã diễn ra lễ động thổ xây cất ngôi Tam Bảo có Pháp tự là Chùa Thiên Phúc. Dự lễ có chư tôn đức lãnh đạo PG trung ương và địa phương đại diện chính quyền cùng hàng nghìn Phật tử trong xã và các xã khác. Đây là ngôi chùa lớn rất hoành tráng nhưng vẩn giữ được những nét kiến trúc Á Đông. Chùa xây trên khu đất rộng với mười hai công trình chính và phụ. Dự đoán thời gian hoàn thành ngôi chùa là hai năm và tổng kinh phí lên tới 17 tỷ đồng, tương đương với 1 triệu đô la Mỹ, đều do gia đình cư sĩ Nguyễn Văn Thạch cúng dường. Sau khi xây dựng xong, chùa sẽ hiến cúng cho Ban Trị sự PG tỉnh Vĩnh Phúc.

* Ngày 6-12-2008, tại xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường đã diễn ra lễ khánh thành ngôi chùa có tên là chùa Thiên Phúc và lể bổ nhiệm trụ trì do sư cô Thích Chúc Nghiêm quản nhiệm. Chùa Thiên Phúc xã Vân Xuân đã có từ thời Hậu Lê. Do thời gian, khí hậu và chiến tranh, chùa chỉ còn là phế tích với nền xưa. Đến năm 2007, gia đình cư sĩ Cao Văn Triều và Lê Thị Hồng cùng Công Ty Rubi đã cúng dường bốn tỷ đồng cùng nhân dân trong xã xây dựng quy hoạch tổng thể trên diện tích cũ của chùa, và sau 15 tháng thi công, công trình xây dựng đã hoàn thành và chùa Thiên Phúc của xã Vân Xuân đã trở nên uy nghi làm nơi lễ bái, tu học cho người dân trong xã.

- Xây cất Đại Hùng Bảo Điện Chùa Vĩnh Thái, tỉnh Thanh Hóa, Ngày 14-2-2009, Ban Trị sự PG tỉnh, được sự cho phép của chính quyền, đã cùng với UBND xã Hoàng Giang tổ chức lễ đặt đá xây dựng ngôi đại hùng bảo điện chùa Vĩnh Thái, được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng. Chùa khởi thủy thành lập từ thế kỷ 16 do Thân Vương Mạc Đăng Khuê cúng dường công đức. Trong kháng chiến chống Pháp, chùa Vĩnh Thái là điểm giao liên, cơ sở hoạt động của các chiến sĩ và cán bộ cùng các nhà cách mạng chống thực dân và bọn tay sai bản xứ. Sau này, khi tấn công miền Bắc, máy bay Mỹ cũng hay bắn phá, bỏ bom nên chùa bị hư hại nặng và sụp đổ. Khi đất nước thống nhất, các đoàn thể và nhân dân trong xã đã đóng góp công sức, tiền của để tôn tạo một số hạng mục trong khuôn viên chùa cũ. Năm 1999, chùa được sở Văn Hóa tỉnh công nhận là Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa, Cách Mạng. Đến năm 2007, chùa mới chính thức có trụ trì. Do yêu cầu của nhân dân trong xã, chùa đã được cấp giấy phép xây dựng lại hoàn toàn mới vì chùa cũ đã xuống cấp và nhỏ hẹp không đủ chổ cho Phật tử tới chùa sinh hoạt ngày thêm đông. 

- Xây Dựng Chùa Thiên Phúc, Tỉnh Phú Thọ, Chùa cũ tọa lạc trên ngọn đồi thấp mà đỉnh đồi là khu đất bằng phẳng có diện tích rất rộng. Do thời gian và chiến tranh, chùa đã cổ lại thiếu sự trùng tu, bảo trì nên đã thành phế tích. Năm 2005, Đại đức Thích Minh Thuận, hiện là phó Ban Trị sự PG tỉnh Phú Thọ, trụ trì Chùa Thiên Phúc, đã vận động Tăng Ni, Phật tử đóng góp tịnh tài và được sự cho phép của chính quyền hưng công xây dựng lại ngôi chùa. Sau 3 năm, với kinh phí hơn 5 tỷ đồng, chùa đã hoàn thành viên mãn, trở nên ngôi đại tự nguy nga, hoành tráng với kiến trúc phong cách Mật Tông. Chùa hình vuông theo đồ hình Mandala, mỗi chiều 22 mét, chồng diêm 8 mái, cao 16,5 mét, sừng sững uy nghiêm trên đỉnh đồi. Điện thờ đặt chính giữa chùa cao vút thờ 5 Đức Như Lai. Trên trần là một Mandala khổng lồ, chung quang là các bài Minh chú và các pháp khí Mật Tông. Ngày 8-12 Mậu Tý- Ngày Đức Phật Thành Đạo- đã có hàng trăm Tăng Ni và hàng nghìn Phật tử về dự lễ an vị Phật trong không khí vô cùng náo nhiệt và hoan hỷ. Có 2552 cốc nến do một gia đình cư sĩ cúng dường. Ngày 9-12 âm lịch là lễ mở đầu Pháp hội Thuyết Pháp do Thượng tọa Thích Thanh Duệ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuyết giảng. Hàng nghìn thính chúng đã được ân triêm pháp nhũ. Đúng 10 giờ sáng, đại lễ khánh thành được chính thức khai mạc. Sau chương trình văn nghệ rất đặc sắc của nhóm Hoa Sen Trắng là diển văn của Đại đức Thích Minh Thuận.

Xây dựng Chùa Phật tại các Huyện Đảo, Hải đảo ngoài Biển Khơi cũng là cách Giữ Nước và Bảo vệ Tổ Quốc, Đồng hành cùng Dân Tộc của PGVN,  Hiện nay, PGVN đang phát triển việc xây dựng các cơ sở hoằng pháp từ thủ đô, thành phố, tỉnh, thị đến huyện, xã, làng vùng sâu, vùng xa, và đang được chư tôn đức và Phật tử thực hiện khi có thiện duyên. Do đó, các huyện đảo và hải đảo ngoài biển khơi nằm xa xôi đất liền cũng đã bắt đầu có những ngôi chùa Phật được xây dựng để nhân dân trên đảo có nơi tu tập, thực hành nếp sống tâm linh. Nhiều đảo đã có cảnh chùa rất đẹp như tại Nha Trang có đảo Hòn Đỏ với chùa Từ Tôn và đảo Hòn Tre với chùa Trúc Lâm; như tại Vịnh Bắc Bộ có huyện đảo Bạch Long Vỹ nơi ngôi chùa Phật rất hoành tráng đã được đặt đá khởi công xây cất từ năm 2008. Chắc rằng còn nhiều đảo khác cũng sẽ được chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử phát tâm xây dựng các công trình PG khi có cơ duyên. Các công trình này ngoài việc phục vụ cho tín ngưỡng của người dân trên đảo còn là minh chứng cụ thể cho chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Tóm lại, xây dựng các ngôi chùa trên các đảo ngoài khơi cũng là cách giữ nước và bảo vệ Tổ Quốc, đồng hành cùng dân tộc của PGVN vốn thể hiện từ nghìn xưa. 

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 31
Chùa Từ Tôn trên hòn Đỏ ở biển Nha Trang 
http://www.thuvienhoasen.org/cvn-khanhhoa-tuton.htm

Trùng tu và tôn tạo chùa chiền tại Việt Nam trong mấy năm qua. ảnh 32
Chùa Thạnh Lâm trên đảo Phú Quý, Phan Thiết 

- Phục hồi Các Lễ hội Truyền thống của Dân Tộc, Có thể nói rằng từ ngày đổi mới, hội nhập, nhà nước đã cho phép nhân dân phục hồi hàng trăm lễ hội từ lớn đến nhỏ, từ cấp quốc gia đến cấp địa phương, từ lễ hội văn hóa lịch sử đến lễ hội tôn giáo tín ngưỡng. Lễ hội Quốc Gia như lễ Hội Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội Văn Hóa, Đình Đám địa phương như lễ hội Chùa Hương là lễ hội dài nhất suốt trong ba tháng từ mồng sáu tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, hàng triệu người đã tham dự lễ hội này. Lễ hội Yên Tử, cũng kéo dài trong ba tháng, từ mồng Mười tháng Giêng đến tháng Ba, thường có 15 vạn khách hành hương đến lễ chùa đầu năm. Và chỉ trong 20 ngày đầu của lễ hội Yên Tử, khách thập phương đã cúng dường 8 tỷ rưởi để Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử bảo trì, tu bổ các công trình và mở rộng thêm khu Yên Tử. Ngoài ra, còn lễ hội Chùa Thầy, Chùa Quỳnh Lâm, lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc. Tại Ngủ Hành Sơn có lễ hội Quan Thế Âm, tại Huế cũng có lễ hội Quan Thế Âm và bắt đầu có thêm lễ hội mới là lễ hội Huyền Trân Công Chúa.

Các lễ hội dù là văn hóa hay lịch sử hay Phật Giáo cũng đều là lễ hội truyền thống của tổ tiên truyền lại từ hàng nghìn năm trước. Chúng ta là con cháu có bổn phận phải tôn trọng và tham dự để chứng tõ mình là người dân Việt, uống nước nhớ nguồn, không bao giờ có lời nói hay hành động khinh miệt hay phản bội tổ tiên và đất nước. Vì vậy, khi các lễ hội truyền thống này diễn ra là có từ hàng vạn đến hàng triệu người thành kính và nhiệt tâm tham dự. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 389/GP-BTTTT ngày 02-8-2022
Tổng Biên tập: Thượng tọa Thích Tâm Hải
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Xuân Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2025 - Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.