Trung Quốc: Hội nghị giao lưu Phật giáo Trung - Nhật - Hàn lần thứ 13 được long trọng tổ chức tại Vô Tích

(GNO): Ngày 19-10-2010, Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo Trung - Nhật - Hàn được long trọng tổ chức tại Phạm Cung - Linh Sơn, thành phố Vô Tích.

Đoàn đại biểu Phật giáo ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và hơn 100 đại biểu chính thức, ngoài ra có sự tham dự của Tăng Ni, Phật tử ba  nước và quý quan khách các giới, hơn 1.200 người cùng vân tập tại Linh Sơn, đồng cử hành Pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình. Giới nhân sĩ Phật giáo ba nước trang nghiêm trước Phật đài, theo nghi quỹ của nước mình, lần lượt lễ Phật, tụng kinh cầu nguyện Phật nhật tăng huy, nhân dân an lạc, xã hội hài hòa.

giaoluu-1.gif

Quốc kỳ của các nước tại Hội nghị

Sau phần khai mạc Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo Trung - Nhật - Hàn lần thứ 13, Trưởng lão Truyền Ấn - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc kiêm Đoàn trưởng Đoàn đại biểu Phật giáo TQ; Trưởng lão Từ Thừa - Hội trưởng Hội Hiệp nghị Tông đoàn Phật giáo Hàn Quốc kiêm Đoàn trưởng Đoàn đại biểu Phật giáo HQ; Trưởng lão Tiểu Lâm Long Chương - Lý sự trưởng Hiệp nghị Giao lưu Phật giáo Quốc tế Nhật - Trung - Hàn kiêm Đoàn trưởng Đoàn đại biểu Phật giáo Nhật Bản; ông Vương Tác An - Cục Trưởng Cục Sự vụ Tôn giáo Quốc gia; ông Trương Liên Trân - Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc; ông Mao Tiểu Bình - Thị trưởng Chính phủ Nhân dân thành phố Vô Tích lần lượt phát biểu cảm tưởng.

giaoluu-2.gif

Quang cảnh Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo Trung - Nhật - Hàn lần thứ 13

Trưởng lão Truyền Ấn phát biểu cảm tưởng trong buổi khai mạc: Năm nay là năm thứ 10 c ủa cư sĩ Triệu Phác Sơ qua đời, Hội nghị giao lưu Phật giáo lần này lấy "tinh thần hòa hợp của "sự gắn bó hoàng kim" để tưởng niệm cư sĩ Triệu Phác Sơ" làm chủ đề chính, vừa thể hiện lòng hoài niệm thâm thiết đối với cư sĩ Triệu Phác Sơ, vừa tỏ rõ đầy đủ sức sống qua ý tưởng cấu tạo "Nút thắt vàng" mà cư sĩ Triệu Phác Sơ đã đề xướng. Đồng thời, cũng là tiếp tục phát triển tinh thần mạnh mẽ có đủ ý nghĩa hiện thực đối với "sự gắn bó hoàng kim".

giaoluu-3.gif

Pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình

Trưởng lão Từ Thừa phát biểu: "Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo Trung - Nhật - Hàn từ trước đến nay đều phát huy theo giáo lý Phật Đà, cầu nguyện hòa bình và an ninh đến với nhân loại. Trong những năm gần đây, Hội nghị đóng vai trò đảm nhiệm làm chiếc cầu nối cho sự giao lưu tốt đẹp giữa Phật giáo và nhân dân ba nước. Thông qua Hội nghị Phật giáo lần này, hy vọng sẽ phát triển tốt hơn nữa, để đạt được sự an ninh hài hòa cho xã hội, để cho thấy một thế giới tốt đẹp mà Phật giáo ba nước đã nhiều năm cùng nỗ lực với nhau".

giaoluu-4.gif

Quang cảnh Pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình

Trưởng lão Tiểu Lâm Long Chương phát biểu, sự giao lưu Phật giáo Trung - Nhật - Hàn đã thể hiện lịch sử phát triển của Phật giáo ba nước. "Nút thắt vàng" nối liền Phật giáo ba nước là nền tảng của hòa bình thế giới, là ngọn hải đăng vĩnh viễn sáng mãi không bao giờ bị dập tắt.

giaoluu-5.gif

Cục trưởng Vương Tác An nói, các nhân sĩ giới Phật giáo ba nước lại một lần nữa tụ hội về thắng cảnh Linh Sơn, hoài niệm các bậc tiên hiền, tưởng nhớ cư sĩ Triệu Phác Sơ, chính là hấp thụ lực lượng từ trong trí huệ và hạnh nguyện của họ, để khai mở con đường tư duy, tiếp tục sự nghiệp chưa hoàn thành của các bậc tiên hiền, thích ứng yêu cầu phát triển của thời đại, tổng kết những việc đã qua, khai sáng những gì chưa đến, không ngừng phát dương quang đại sự quan hệ "Sự gắn bó hoàng kim" của Phật giáo ba nước. Trung Quốc luôn kiên trì đi trên con đường hòa bình, hy vọng phát triển mối quan hệ tốt đẹp đối với các nước láng giềng, duy trì triển khai sự giao tế và bảo hộ ổn định hòa bình cho các thuộc địa, thúc đẩy cùng nhau phát triển phồn vinh cho xã hội.

giaoluu-6.gif

Trưởng lão Truyền Ấn - Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc

Cục Tôn giáo Quốc gia cũng sẽ duy trì con đường "Kỷ niệm các bậc tiên hiền, không quên cội nguồn lịch sử, quan hệ mối bang giao tốt đẹp đời đời" mà giới Phật giáo đã từng đi qua, cùng bảo trì mối bang giao hữu nghị truyền thống Phật giáo Hàn - Nhật, mở cục diện mới cho sự giao lưu tốt đẹp, đẩy mạnh công tác xây dựng hòa bình bền vững, cùng nhau nỗ lực làm cho thế giới hài hòa phồn vinh, tăng thêm màu sắc cho "Sự gắn bó hoàng kim" ngày càng rạng rỡ. Đồng thời hy vọng Hội nghị giao lưu Phật giáo ba nước sẽ đóng một vai trò lớn là xúc tiến sự giao lưu tốt đẹp của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp hòa bình cho nhân loại, và phát huy tích cực về mặt phát triển rộng rãi nền Phật giáo toàn diện. 

giaoluu-7.gif

Trưởng lão Trì Điền Nhật Dũng - Quán Thủ chùa Tảo Nguyên, 
Bản Sơn, tông Nhật Liên, Nhật Bản

Chủ tịch Trương Liên Trân phát biểu, Giang Tô là một trong những khu vực Phật giáo truyền vào rất sớm. Những bậc cao tăng bối xuất, những ngôi cổ sát lẫy lừng, văn hóa Phật giáo phong phú, do đây đã có nhiều cống hiến tích cực trong việc giao lưu đối ngoại. Tin rằng, triệu tập Hội nghị Phật giáo lần thứ 13 này, ắt sẽ tiếp tục đẩy mạnh sự giao lưu và hợp tác của Giang Tô và hai nước Hàn - Nhật ngày càng phát triển rộng rãi hơn trong các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, thương mại, cũng chắc chắn khiến cho "sợi dây hoàng kim" giữa Phật giáo Trung - Nhật - Hàn càng thêm vững bền và xán lạn hơn.

giaoluu-8.gif

Trưởng lão Huệ Tịnh - Viện trưởng Thống lý tông Chân Giác Phật giáo Đại Hàn

Được biết, trong thời gian Hội nghị, đại biểu Phật giáo ba nước sẽ xoay quanh chủ đề tưởng niệm thâm thiết công đức và hạnh nguyện của cư sĩ Triệu Phác Sơ, tán dương cao độ tầm nhìn xa trông rộng của cư sĩ Triệu Phác Sơ, và sự cống hiến tuyệt vời của ông là sự phát triển quan hệ "Sự gắn bó hoàng kim" của Phật giáo ba nước.

giaoluu-9.gif

Ông Vương Tác An - Cục Trưởng Cục Sự vụ Tôn giáo Quốc gia

Đại hội còn thông qua bản "Cộng đồng Tuyên ngôn". Bản Tuyên ngôn chỉ ra: Từ sự giao lưu trên nền tảng tinh thần từ bi, bình đẳng, hòa hợp, cộng sanh của giới Phật giáo ba nước Trung -Nhật - Hàn và sự hợp tác tích cực đối với thời kỳ mới, ra sức xây dựng xã hội hài hòa, duy trì thế giới hòa bình, bảo hộ môi trường địa cầu sạch đẹp, đẩy mạnh sứ mệnh thiêng liêng quan hệ tốt đẹp giữa ba nước. Những đóng góp này có ý nghĩa quan trọng và sâu sắc, đây cũng chính là sự cống hiến trọng đại có giá trị lớn lao của "Sự gắn bó hoàng kim" đối với nền văn minh nhân loại trong tương lai.

giaoluu-10.gif

Quang cảnh Hội nghị

Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo Trung - Nhật - Hàn, là dựa vào ý tưởng "Sự gắn bó hoàng kim" mà tổ chức. Từ năm 1995, cư sĩ Triệu Phác Sơ - cố Hội trưởng Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đã cùng với các bậc Trưởng lão Đại đức của giới Phật giáo Nhật Bản, Hàn Quốc từ khi bắt đầu đồng khởi xướng phát động cho đến nay, đã tổ chức liên tục 15 năm. Cư sĩ Triệu Phác Sơ nói, Phật giáo đã đóng vai trò truyền thông trong sự giao lưu văn hóa của nhân dân ba nước Trung, Nhật, Hàn. Sự hợp tác giao lưu của Phật giáo là một trong những nội dung cốt lõi nhất, quan trọng nhất trên lịch sử. Ông đem hình tượng đó ví với hình tượng "Sự gắn bó hoàng kim" vững bền, báu quý của Phật giáo để so sánh, và được mọi người trong giới Phật giáo Trung - Nhật - Hàn công nhận, hưởng ứng. Để củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ "Sự gắn bó hoàng kim" của Phật giáo ba nước, vào tháng 5-1995, Hội nghị giao lưu Phật giáo Trung - Nhật - Hàn tổ chức lần đầu tại Bắc Kinh. Về sau, mỗi năm tổ chức một lần, do ba nước luân phiên đảm nhiệm. Các cấp lãnh đạo và chính phủ ba nước rất xem trọng việc này, đối với "Sự gắn bó hoàng kim" của Phật giáo ba nước và Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo ba nước, họ khẳng định và tích cực ủng hộ hết mình.

giaoluu-11.gif

Hội nghị lần này, các nhân sĩ Phật giáo ba nước ngoài việc xoay quanh chủ đề giao lưu, diễn giảng, còn tổ chức Pháp hội cầu nguyện thế giới hòa bình, cùng trồng cây hữu nghị, triển lãm hình ảnh, cùng chư Tăng các phái thể nghiệm tu hành, và sắp xếp hoạt động giao lưu có tính thực chất...

  giaoluu-15.gif

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Có thể nói, Hội nghị giao lưu hữu hảo Phật giáo Trung - Nhật - Hàn đã trở thành một hội nghị quan trọng, có tầm cỡ, được tổ chức thường xuyên, một hội nghị có tính quốc tế và tình hữu hảo hòa bình của giới Phật giáo châu Á. Họ đã đóng góp tích cực, cống hiến tài trí mong đem lại sự hòa bình cho châu Á và thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.