Tuân theo lời di giáo của đức Thế Tôn, và kế thừa hạt giống của chư Phật, và cũng để tiếp nối huệ mạng của chư Phật. Được sự phê chuẩn của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, vào ngày 8/10 đến

Thông tri: Khai Đại giới đàn 2009, truyền trao Tam đàn đại giới cho các giới tử
Điều kiện thọ giới:
1. Giới tử cần phải chánh tín, tuân thủ luật pháp (không phạm pháp), sáu căn đầy đủ, thân thể khỏe mạnh (không mang bịnh truyền nhiễm và khuyết tật sinh lý), phải có giấy chứng nhận kiểm tra cụ thể của bệnh viện từ cấp huyện trở lên.
2. Giới tử cầu thọ giới tuổi từ 20 đến 59 (dùng giấy CMND làm chuẩn), trình độ văn hóa từ cấp 2 trở lên, sau khi xuất gia phải tu học tại chùa trên một năm
3. Phải thuộc lòng hai thời khóa tụng và mười giới của Sa Di
Được biết, pháp hội truyền giới lần này sẽ kéo dài trong vòng một tháng, và kết thúc vào ngày
Sơ lược tiểu sử chùa Long Xương
Chùa Long Xương tọa lạc trên núi Bảo Hoa, khoảng

Chùa Long Xương giống như cái gương sen tọa lạc trên núi Bảo Hoa
Chùa Long Xương, còn gọi là chùa Bảo Hoa, bắt đầu xây cất vào năm 502 CN, đến nay đã có hơn 1400 năm lịch sử. Đầu tiên là do Hòa thượng Bảo Chí - bậc cao tăng đời Lương, kết cỏ cất am truyền bá kinh điển nơi đây, cho nên gọi là am của ông Bảo Chí. Bảo Chí tức là hình mẫu vốn có của Hòa thượng Tế Công trong truyền thuyết dân gian. Sau này vua Thần Tông nhà Minh sắc tứ Đại Tạng Kinh và ban tên chùa là "Hộ Quốc Thánh Hóa Long Xương Tự", từ đó đổi hiệu là chùa Long Xương. Vua Khang Hi, Càn Long đời Thanh cũng đã từng nhiều lần giá lâm chùa Long Xương, núi Bảo Hoa, đủ thấy địa vị của Phật giáo và sức ảnh hưởng thời đó rất mạnh.

"Hộ Quốc Thánh Hóa Long Xương Tự" - Minh Thần Tông sắc tứ
Chùa Long Xương là tổ đình Luật tông của Phật giáo, được gọi là "ngọn núi nổi tiếng đệ nhất về Luật Tông". Được mệnh danh là ngôi chùa có 999 gian, mạng lưới (Internet) độc đáo, bốn mặt hình vuông giống như một pháp đàn. Điều khác thường là mặt bắc cổng sơn môn bị lệch về phía nam, đã nhỏ lại hẹp. Xưa kia vì hoàng thượng thường giá lâm tự viện, cho nên sửa mặt bắc cổng sơn môn để tiếp giá. Còn như cổng sơn môn tương đối nhỏ là vì giới luật tự viện luật tông rất nghiêm ngặt, cổng nhỏ sẽ khiến cho chư tăng không thể ra vào tùy tiện, cũng có thể tránh đi sự khuấy rối của trần tục.