Tham dự buổi họp mặt có chư tôn giáo phẩm HĐTS, chư tôn đức các tự viện:
Tại buổi họp mặt, chư tôn đức đã bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với tinh thần cầu học, tu tập, giáo hóa, kinh điển tinh thông… của HT.Thích Trí Tịnh. Hiện nay, HT là trụ cột của PGVN, một đời tu tập vì mạng mạch của Phật pháp, đặc biệt HT là người có công rất lớn trong các công trình phiên dịch Đại tạng kinh từ chữ Hán sang chữ Việt như: Bộ kinh Hoa Nghiêm, Đại Bảo Tích, Bát Nhã, Đại Niết Bàn, Pháp Hoa, Địa Tạng, A Di Đà, Nhật Tụng, v.v... Theo HT.Thích Như Niệm, Phó BTS THPG TP, những bộ kinh này đã được chư Tăng và Phật tử cả nước sử dụng trong các thời tụng kinh. Bởi lời văn của Hòa thượng dịch rất trong sáng, sát nghĩa, dễ hiểu và rất dễ hành trì.
HT.Thích Nhật Quang, trụ trì thiền viện Thường Chiếu cho biết: Bộ kinh Pháp Hoa là bộ kinh được HT phiên dịch đầu tiên từ chữ Hán sang chữ Việt vào năm 1948 và đến nay đã được tái bản 20 lần. Khi dịch xong bộ kinh này, HT đã phát nguyện đốt 1 lóng ngón tay để cúng dường. Trong số bộ kinh trên, HT tâm đắc nhất là bộ Bồ Đề Lạt Ma ngộ tánh luận.” HT.Nhật Quang cũng bày tỏ lấy làm tiếc vì phần lớn những buổi giảng pháp, nói chuyện của HT trước đây đã không đủ phương tiện để ghi lại làm Pháp âm.
HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS góp ý: “Hơn 50-60 năm qua, HT đã có những công trình phiên dịch, trước tác lớn cho Phật giáo. Khi thực hiện bộ sách, chúng ta cần tôn trọng nhân duyên khách quan. Những vị niên cao lạp trưởng, thạch trụ tòng lâm, đáng ra chúng ta đã hoàn thành bộ sách “Trí Tịnh toàn tập” sớm hơn. Mong rằng bộ sách là một trình lớn khi ra mắt sẽ xứng đáng với công đức tu tập của một bậc cao tăng thạc đức”.
Tại buổi họp mặt, nhiều ý kiến của chư tôn giáo phẩm đóng góp nhằm giúp Ban Biên tập kết tập đầy đủ những bộ Đại tạng kinh mà Hòa thượng đã biên dịch từ chữ Hán sang chữ Việt. HT.Thích Nhật Quang cũng góp ý kiến nên thành lập Ban điều hành để tiện cho việc liên lạc sắp xếp bài vở.
HT. Thích Minh Cảnh phát biểu
ĐĐ.Thích Hoằng Tri, đại diện tông môn Vạn Đức cho biết, đây là công trình tập hợp tất cả các công trình phiên dịch, trước tác kinh luật luận tâm huyết của HT để ghi nhận công ơn to lớn của HT khi Ngài còn tại thế nên để bộ “Trí Tịnh toàn tập” được chính xác, trang nghiêm cần nhiều sự góp sức của chư tôn đức về trí lực, công sức và tài lực.