TP.HCM: Đồng bào Khmer vui đón Tết cổ truyền tại chùa Chantarangsay - Q.3

(GNO-TP.HCM): Trong các ngày từ 13-4 đến 17-4, chùa Chăntarăngsay, Q.3 đã long trọng tổ chức Lễ hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Tết cổ truyền của đồng bào Khmer tại TPHCM. Lễ hội do TT.Danh Lung - Ủy viên HĐTS, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Học viện Phật giáo Nam tông, trụ trì chùa Chăntarăngsây làm Trưởng ban Tổ chức.

Đông đảo chư Tăng thuộc hệ phái Phật giáo Nam tông Việt Nam và Khmer, các Phật tử cùng quý học giả, nhà nghiên cứu văn hóa, sinh viên các trường đại học và những người quan tâm đến văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Khmer tham dự.

H (1)_resize.JPG

Quang cảnh lễ hội

H (2)_resize.JPG

Thượng tọa Trưởng BTC thuyết pháp

H (3)_resize.JPG

H (4)_resize.JPG

Phật tử chuẩn bị tịnh tài và phẩm vật cúng dường bát hội

Theo truyền thống, đồng bào dân tộc Khmer đón năm mới vào tháng 5 theo lịch Khmer (tháng 3 theo lịch dân tộc Kinh). Trong dịp này, chư Tăng và Phật tử dân tộc Khmer tổ chức chương trình lễ hội mừng năm mới phong phú với các mục như: Cung đón năm mới Canh Dần và lễ rước chư Thiên, thuyết pháp, lễ Thiên Túc Sơn – đắp núi Cát và núi Gạo, đại lễ cầu siêu hồi hướng cho anh linh các anh hùng liệt sĩ, thai nhi bất hạnh, chương trình văn nghệ v.v...

H (5)_resize.JPG

H (6)_resize.JPG

H (7)_resize.JPG

H (8)_resize.JPG

Đặt bát

Bên cạnh các nghi thức cung đón năm mới và lễ rước chư Thiên, đây cũng là dịp để thực hiện nghi lễ cầu siêu hồi hướng cho những vong linh bất hạnh mà theo quan niệm của đồng bào Phật tử Khmer là thay vì đốt giấy tiền vàng bạc giả, người dân cúng dường chư Tăng tứ vật dụng và đồ gia dụng trong nhà, và sau thời kinh chúc phúc, nhờ oai lực của Tam bảo thì các vật dụng ấy sẽ biến ra nhiều phần để cho tất cả các vong linh đều được nhận.

H (9)_resize.JPG

H (10)_resize.JPG

Tôn trí tượng Phật cho lễ tắm Phật

H (11)_resize.JPG

Nước tẩm hoa lài để tắm Phật

H (12)_resize.JPG

Chờ nhận nước tắm Phật

Lễ Thiên Túc Sơn còn được gọi là lễ đắp núi Cát và núi Gạo. Núi Cát tượng trưng cho bảo tháp thờ búi tóc và răng nhọn của Đức Phật Thích Ca lúc Ngài thuyết pháp tại cung trời Đao Lợi, để chuộc tội cho những người đã làm lỗi.

Theo tập tục của người Khmer, nếu gia đình có người bệnh nặng thì nhờ oai lực của núi Cát sẽ giảm nhẹ dược bệnh tật. Khi con cháu làm lễ chúc thọ cho ông bà, cha mẹ thì nhờ oai lực của núi Cát tuổi thọ sẽ lâu dài như số hạt cát của núi Cát.

H (13)_resize.JPG

H (14)_resize.JPG

Cử hành nghi lễ tắm Phật

H (15)_resize.JPG

H (16)_resize.JPG

H (17)_resize.JPG

H (18)_resize.JPG

Chư Tăng và Phật tử tắm Phật

Còn lễ đắp núi Gạo là dùng gạo đắp thành núi (tượng trưng) để cúng tạ ơn thần Nông đã phù hộ cho nhà nông gặt hái mùa màng tốt đẹp trong năm qua. 

Trong ngày cuối của lễ hội (17-4) đã diễn ra lễ đặt Bát hội cúng dường 200 chư Tăng thuộc hệ phái PGNT. Sau thời pháp của Thượng tọa trưởng BTC, chư Tăng đã trì bình khất thực để Phật tử đặt bát cúng dường gieo duyên theo truyền thống PGNT. Kế đến Phật tử cũng được chư Tăng làm lễ và hướng dẫn Phật tử tắm Phật để bày tỏ lòng cung kính và biết ơn Đức Phật đã đem giáo pháp do Ngài tự ngộ để cứu giúp chúng sanh ra khỏi biển luân hồi.

H (19)_resize.JPG

H (20)_resize.JPG

Tắm chư Tăng

H (21)_resize.JPG

H (22)_resize.JPG

Núi Cát

Chiều cùng ngày, BTC kết hợp với Chi hội Nghiên cứu Ngôn ngữ - Văn hóa Khmer tổ chức buổi họp mặt, toạ đàm với sinh viên các trường cao đẳng, đại học về chủ đề lễ  “Chôl Chnăm Thmây”- nghi lễ đón năm mới của dân tộc Khmer.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.