Tình thương ở đời

GN - Câu chuyện về một nữ Phật tử suốt 50 năm nuôi cháu và cô bé hiếu thảo chăm sóc ông bà bị tai biến với người cha bị tâm thần đã làm nên những “điểm sáng” về tình thương giữa cuộc đời này...

cháu chắp vá nương nhau

Gần 50 năm qua, trong căn nhà nhỏ (K2/39 ấp Tân Mỹ, P.Bửu Hòa, TP.Biên Hòa, Đồng Nai), người cô không lấy chồng, “ở vậy” nuôi người cháu ruột tật nguyền. Ước nguyện vào chùa để nương nhờ cửa Phật đành gác lại vì tình thâm.

Bà Bùi Thị Tám, 72 tuổi mỗi ngày chuyên tâm tụng niệm để mong được an bình lúc cuối đời. Đôi chân người cháu co quắp, đôi tay cũng mềm oặt như tay những đứa trẻ sơ sinh. Từ khi sinh ra, ông Bùi Ngọc Sang (50 tuổi) đã bị dị tật. Thương cháu, bà Tám đã dành cả cuộc đời để nuôi đứa cháu tật nguyền đáng thương.

2.jpg

Hai cô cháu nương tựa, giúp đỡ nhau sống

Ngày ông Sang vừa lọt lòng mẹ đã mang hình hài không trọn vẹn, không bao lâu người mẹ qua đời, cha đi bước nữa, bỏ mặc ông. Người cô thương cháu quyết không lấy chồng, nguyện ở vậy nuôi người cháu tật nguyền từ ngày ấy cho đến tận bây giờ.

Vượt qua biết bao bệnh tật, khó khăn, hai cô cháu nương tựa nhau sống qua ngày. Lúc còn sức, bà Tám đi làm ở xí nghiệp, rồi làm thuê làm mướn thêm để nuôi cháu, mua thuốc chăm bệnh... Ông Sang mấy chục năm qua không thể đi lại được, người cô phải bế từ giường lên xe lăn, bế đi tắm rửa và vệ sinh hay làm mọi thứ.

Bây giờ, bà đã ngoài 70, sức yếu chẳng thể đi làm được nữa, đến lượt ông Sang mưu sinh để nuôi lại người cô già yếu của mình. Mỗi ngày thức dậy, ông Sang lại rong ruổi trên chiếc xe lăn cũ kỹ, mặc kệ trời nắng gắt hay mưa giông, ông bán vé số kiếm ít tiền giúp hai cô cháu sống qua ngày.

Ngoài nụ cười cho đi thì ông chẳng nói được một chữ cho tròn vẹn, ấy vậy nhưng ông vẫn chăm chỉ bán từng tờ vé số kiếm tiền trang trải sinh hoạt phí hàng ngày. Ông kể, ngày trước không có chiếc xe lăn điện, ông phải gắng sức kéo chiếc xe tự chế đi trên phố mỗi ngày.

Thời gian sau, ông Sang mua trả góp một chiếc xe điện gần 10 triệu đồng, đến bây giờ vẫn chưa trả hết số tiền ấy. Chính vì thế, ông “tiết kiệm” chỉ dùng chiếc xe đi bán vé số, khi ở nhà hay đi đâu đó, ông Sang vẫn còng lưng kéo chiếc xe cũ.

Trong căn nhà nhỏ, người cô nghẹn lời: "Tui đến tuổi này rồi, giờ bế nó cũng không bế nổi nữa, sau này tuổi già chết đi chỉ tội nó không ai chăm sóc. Ngày trẻ, tui còn đi làm, bây giờ già rồi chỉ ở nhà ra vô chứ chẳng làm gì ra tiền. Tiền bạc thằng Sang nó kiếm được bao nhiêu hai cô cháu dành dụm, chắt chiu nuôi nhau rau cháo qua ngày...”.

Được biết, hai cô cháu may mắn có được căn nhà do ông bà để lại, và ông Sang hàng tháng có được 450 ngàn đồng tiền trợ cấp dành cho người khuyết tật nên cũng đỡ được phần nào.

Chiều chiều, trong căn nhà nhỏ ấy vẫn vang lên tiếng kinh Phật, tiếng chuông mõ của người phụ nữ đã ngoài 70 tuổi. Bà Tám thủ thỉ, nguyện ước vào chùa đi tu của bà từ thời thanh xuân đành tạm gác lại để lo cho đứa cháu không nơi nương tựa này. Không vào chùa, bà tu tại gia với pháp danh Diệu Tâm.

Ngày ngày, tiếng kinh Phật giúp bà thanh thản hơn với những âu lo và ưu phiền của cuộc sống. Bà Tám bảo, cả một đời bà nương tựa vào Phật pháp, sau này chỉ hy vọng đứa cháu tội nghiệp kia cũng sẽ như vậy, được cửa Phật cho nương nhờ. Bởi bà biết, cửa Phật luôn là chốn từ bi.

hiếu thảo

Đó là cô bé Nguyễn Thị Nhị (thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, H.Phú Hòa, Phú Yên), học sinh lớp 10 Trường PTTH Trần Bình Trọng đầy nghị lực dù chỉ mới 16 tuổi. Mẹ bỏ đi sau ngày người cha đổ bệnh tâm thần.

Một mình cô bé chăm cha, chăm cả ông bà nội và đứa em gái nhỏ. Trong căn nhà nhỏ đơn sơ không có một vật dụng gì đáng giá, cô bé với thân hình nhỏ nhắn đang ngồi chăm cho ông bà nội già yếu nằm bệnh một chỗ.

1 (1).jpg

Nhị vừa chăm ông bà nội bị tai biến, cha tâm thần và em gái nhỏ

Nhị kể về cuộc sống của gia đình trong cơn bĩ cực. Sinh ra trong một gia đình khó khăn của vùng đất Phú Hòa, cuộc sống vốn dĩ khó khăn với người lớn, huống chi với một cô gái 16 tuổi. Hoàn cảnh khắc nghiệt, khiến em là trụ cột của gia đình.

Cách đây 2 năm, mẹ em đã bỏ ba bố con em ra đi chẳng liên lạc, bởi không chịu được những trận đòn của cha em khi trong cơn tâm thần. Cha Nhị trước kia làm nghề nông, nhưng do áp lực cuộc sống nên người đàn ông ấy bị tâm thần. Người mẹ đã bỏ đi, để lại 2 cô con gái cho một ông bố tâm thần cùng ông bà nội già yếu.

Nhị tâm sự về những trận đòn roi khi cha lên cơn đánh cả 2 chị em. “Nhà có thứ gì cha đập sạch sẽ kể cả nóc nhà”, Nhị nói. Gánh nặng đè lên đôi vai gầy yếu của em. Hàng ngày, em Nhị phải chăm sóc cho ông bà nội bị tai biến. Nhiều lần, Nhị muốn nghỉ học để lo cho em gái, lo cho cha, cho ông bà nội nhưng ước mơ làm cô kế toán của em và mong muốn thoát ra cái nghèo đã tiếp thêm động lực để em cố gắng.

Cô bé hiếu thảo phải đi làm thêm để kiếm tiền sinh hoạt cho cả gia đình. Hàng ngày, ngoài những lúc đi học, cứ 12 giờ trưa em lại đạp xe xuống xưởng yến cách nhà em khoảng 5km để nhặt lông yến. Mỗi buổi từ trưa tới chiều tối, em kiếm được 32.000 đồng để lo tiền ăn cho cả gia đình và tiền thuốc cho nội, cho cha.

Chị em Nhị không được sống đủ đầy như những bạn cùng trang lứa, từ ngày mẹ bỏ đi, hai chị em Nhị chưa bao giờ có bộ đồ mới, thậm chí một đôi giầy, hai chị em cũng phải dùng chung.

Nhiều người biết Nhị là một học sinh rất khá, em rất ngoan và chăm chỉ trong học tập. Dù gia đình khó khăn nhưng Nhị không bao giờ đi học muộn hay nghỉ học không lý do. Để tạo điều kiện cho em có thể tiếp tục đến trường, cô giáo chủ nhiệm và Ban Giám hiệu cố gắng giúp đỡ em rất nhiều.

Chúng tôi ngậm ngùi, bởi biết rằng cô bé cố gắng để tiếp tục nuôi cả gia đình, tiếp tục đến trường bằng tất cả sức mình, nhưng ước mơ được mỗi ngày lên lớp với em cần có sự “tiếp sức”…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.