Thực tập ái ngữ và cởi mở về cảm xúc

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1250 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1250 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đôi khi, mọi người có thể bày tỏ cảm xúc thật của họ, nhưng cũng có những trường hợp lời nói và suy nghĩ của họ là sai trái và không phù hợp. Ai cũng đã từng trải qua những cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng chúng ta chỉ có thể hiểu người khác thông qua lời nói của họ.

Vì vậy, vượt lên trên cả ngôn ngữ để kết nối với ai đó là một thử thách, bởi ngay cả việc thấu hiểu đúng đắn lời nói của đối phương thôi đôi khi đã rất khó khăn.

Khi còn nhỏ, mẹ tôi thường bảo rằng: “Không có điều gì đáng sợ hơn là sự im lặng”. Ví dụ, khi bạn mất thứ gì đó và không thể tìm thấy nó, nếu thứ đó có thể nói, thì sẽ không có chuyện chúng ta không thể tìm thấy nó. Khi bạn gọi tên một đối tượng và nó trả lời bạn “có”, thì bạn có thể nhanh chóng tìm thấy nó. Tương tự như vậy, khi ai đó im lặng, bạn không thể biết trong tâm họ đang nghĩ gì. Im lặng là một điều rất đáng sợ. Trong các mối quan hệ, bạn cũng nên chia sẻ về cuộc sống và suy nghĩ của mình với đối phương một cách nhẹ nhàng.

Khi nói ra điều gì, bạn không nên cho rằng người kia đã hiểu thấu và chấp nhận những gì bạn nói. Một lý do quan trọng khiến mọi người cảm thấy khó thể hiện bản thân với người khác là vì họ suy nghĩ theo một giả định rằng “nếu tôi nói, bạn phải chấp nhận điều đó”. Họ ngần ngại, vì sợ những gì bản thân nói ra sẽ không được chấp nhận.

Người khác có chấp nhận những gì ta nói hay không là sự tự do của họ, còn nói là sự tự do của bạn. Bạn có thể nói một cách nhẹ nhàng, ngay cả khi người khác không chấp nhận nó. Suy nghĩ như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng bộc lộ những suy nghĩ của mình hơn.

Tôi hầu như trung thực trong mọi vấn đề, bởi tôi tin rằng bạn có sự tự do trong việc quyết định có tin lời tôi hay không. Ví dụ, trong các phiên vấn đáp Phật pháp, những người đặt câu hỏi có thực sự làm theo lời khuyên của tôi hay không? Dĩ nhiên là không thể. Nếu tôi nghĩ: “Dù sao thì họ cũng không làm theo những gì tôi nói, vậy tại sao tôi phải trả lời”. Nếu nghĩ như vậy tôi sẽ cảm thấy tồi tệ và thậm chí là không muốn trả lời. Hỏi là quyền tự do của họ. Trả lời là sự tự do của tôi. Tuy nhiên, chúng ta thường can thiệp quá nhiều vào quyền tự do của người khác.

Bạn nên mở rộng cánh cửa cơ hội trong cuộc sống. Ngay cả khi anh chị em của bạn lấy cắp tiền, đừng cắt đứt mối quan hệ ngay lập tức mà hãy cứ giữ cho cánh cửa cơ hội luôn hé mở và sống theo cách này. Hãy duy trì sự cởi mở về cảm xúc ngay cả với những người bạn không thích. Nếu bạn cứ liên tục đóng cửa, bạn có thể sẽ bị cô lập và cuộc sống của bạn sẽ trở thành một nhà tù. Đây không phải là điều mà bạn có thể làm vì lợi ích của những người khác. Khi bạn đảm bảo rằng cánh cửa của bạn luôn mở, bạn sẽ trở nên tự do hơn.

Tôi hy vọng rằng với lối suy nghĩ này, tất cả các bạn có thể sống nhẹ nhàng và tự do hơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.