Quang lâm chứng minh và cử hành lễ có nhị vị Trưởng lão Hòa thượng Thành viên Hội đồng Chứng minh: Hòa thượng Thích Lưu Hòa, Hòa thượng Thích Quang Nhuận cùng chư tôn đức Tăng Ni và Phật tử đồng tham dự.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Lưu Hòa niêm hương bạch Phật cử hành lễ đặt đá |
Chùa Viên Giác tọa lạc tại ấp Bình An do Tổ sư Liễu Quán khai sơn trong thời gian hoằng hóa tại Phú Xuân (1722-1742). Lúc đầu chùa có tên là Cát Tường. Sau cuộc nội chiếu cuối thế kỷ XVIII, chùa bị hoang phế, hư hoại. Dưới triều đại vua Minh Mạng, có đại sư Long Hưng đến trùng hưng, trụ trì và đổi tên thành Viên Giác tự.
Năm Mậu Thân (1848), công chúa Diên Phước Nguyễn Phước Tịnh Hảo, là trưởng nữ của vua Thiệu Trị phát tâm cúng dường tịnh tài xây dựng chùa.
Hiện nay, chùa còn lưu giữ bức hoành phi “Viên Giác tự” được làm vào mùa xuân năm Minh Mạng thứ 9 và các pho tượng cổ.
Chùa Viên Giác xưa kia là một trong những ngôi cổ tự trang nghiêm, cảnh quang thiền vị, chính vì vậy Tùng Thiện Vương Miên Thẩm đến viếng cảnh chùa và cảm tác bài thơ Qua chùa Viên Giác:
Hoa mai tay bẻ bước lên cầu
Đường nhỏ quanh co gió thổi ào
Cửa đóng sư già không xuống núi
Chông đèn nhà Phật song kinh trào.
(Nguyễn Phước Bảo Quyến dịch)
Dưới thời Pháp thuộc, chùa bị suy tàn. Đến năm 2012, những người thừa kế đã phát tâm chuyển nhượng chùa lại cho Giáo hội quản lý. Hòa thượng Thích Hải Ấn, đời thứ 10 pháp phái Liễu Quán đảm trách công việc trụ trì và trùng tu chùa tổ.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Quang Nhuận cử hành nghi lễ sái tịnh |
Buổi lễ động thổ đại trùng tu ngôi cổ tự Viên Giác được diễn ra theo nghi lễ Phật giáo cố đô. Trưởng lão Hòa thượng Thích Quang Nhuận sám chủ, cử hành khóa lễ, chư tôn Hòa thượng chứng minh sái tịnh và cử hành nghi thức động thổ đại trùng tu.
Tôn tượng Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni chất liệu bằng gỗ được chế tác dưới thời nhà Nguyễn |
Bức hoành “Viên Giác tự” làm từ thời vua Minh Mạng |
Bàn thờ Tổ sư Liễu Quán và lịch đại tổ sư qua các thời kỳ |
Trải qua thời gian, chánh điện chùa Viên Giác đã xuống cấp trầm trọng |