Hơn 600 sản phẩm gốm in thơ đã được ra mắt công chúng chiều ngày 27/2 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám trong sự háo hức của nhiều người yêu thơ.
Chạy đua với triển lãm thơ in trên gốm
Để có được hơn 600 sản phẩm gốm in thơ của các nhà thơ nổi tiếng, đội ngũ biên tập của Hội Nhà Văn Việt Nam cùng nghệ nhân Nguyễn Đức Thắng đã phải làm việc liên tục trong vòng 2 tháng, trong cả thời gian Tết để hoàn thành các tác phẩm nghệ thuật thơ trên gốm.
Điểm nhấn của triển lãm là 15 chiếc bình gốm cao 75 cm, khắc 15 bài thơ của các nhà thơ lớn trong 1.000 năm lịch sử như thơ Thái tổ Lê Lợi, Vua Trần Nhân Tông, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Chủ tịch Hồ Chí Minh… 15 bài thơ được khắc với ba phiên bản: chữ Hán, chữ Việt và phần dịch thơ tiếng Anh. Phần dịch ngữ Việt - Anh do dịch giả Nguyễn Phan Quế Mai và nhà thơ Mỹ J. Fossenbell thực hiện.
Chạy đua hoàn thiện 15 bài thơ với 3 ngôn ngữ khác nhau, dịch giả Phan Quế Mai và nhà thơ Mỹ chỉ có đúng 1 tuần làm công việc dịch và hiệu đính. Ngoài sự hiểu biết cá nhân, các dịch giả phải tham khảo thêm cả phiên bản tiếng Hán và xin ý kiến của nhiều chuyên gia về thơ cổ.
Ngoài 15 sản phẩm này, sẽ có thêm hơn 600 chiếc bình, đĩa, lọ gốm in 55 câu thơ của các nhà thơ lớn được trưng bày xung quanh hồ Thiền Quang tại Văn Miếu. 55 bài thơ này được in lên đề can và dán lên những chiếc bình gốm trước khi nung.
Người mang hồn thơ lên bình gốm chính là nghệ nhân Nguyễn Đức Thắng – người đã có
Nghệ nhân Nguyễn Đức Thắng: "Chúng tôi xác định đây là sự kiện lớn có ý nghĩa với đại lễ 1.000 năm Thăng Long và các bài thơ được in trên gốm đều là của các vĩ nhân nên không thể để sai sót.
Thơ được chọn lọc in trên gốm hầu hết là thơ xuất phát từ cảm xúc của các vĩ nhân về thiên nhiên phong cảnh Việt
|
nhiều năm trong nghệ thuật nung gốm. Anh chia sẻ, để có được hơn 600 sản phẩm gốm này, anh và khoảng gần 30 nhân công làm việc suốt Tết trong đúng 1 tháng.
15 chiếc bình lớn được sáng tạo rất công phu với chất liệu gốm tốt nhất in trong nhiệt độ 1.250 độ, có thể để 1.000 năm không bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Những sản phẩm này sau khi lên khuôn, được nghệ nhân Nguyễn Đức Thắng cẩn thận vẽ từng chi tiết phụ họa cho thơ.
Anh Thắng tâm sự “Chúng tôi rất muốn chọn 15 danh thắng đẹp của Hà Nội để minh họa cho thơ nhưng vì thời gian không có nhiều nên chỉ chọn lựa được 5 danh lam, thắng cảnh là Chùa Một Cột, Hồ Gươm, Tháp Rùa, Ô quan chưởng, Tháp Rùa của Hà Nội. Những bức khác chúng tôi phải lấy thiên nhiên, cỏ cây làm minh họa cho tác phẩm thơ”.
Cái khó nhất để cho ra được bình gốm 4 mặt đều in thơ với ba ngôn ngữ khác nhau và một bản phiên âm chữ Hán, theo anh Thắng, đó là việc in thơ bằng chữ Hán lên gốm. Để có được chữ Hán đều và đẹp, anh Thắng phải nhờ tới cụ Nguyễn Đức Cảnh viết chữ Hán, đưa lên máy chụp, cho ra bản can lên sản phẩm đất. Sau đó các nghệ nhân sẽ tô lên mực mờ đó cho đậm nét chữ.
Anh Thắng cho biết, một chiếc bình gốm cao 75cm in thơ được trưng bày có giá trị ít nhất là 20 triệu đến 30 triệu. Nhưng được hợp tác với Hội Nhà Văn in thơ trên gốm là một hạnh phúc với nghệ nhân – họa sỹ Nguyễn Đức Thắng. Anh cũng rất tự hào vì không phải ai cũng dễ dàng được mang gốm vào trong Văn Miếu Quốc Tử Giám để trưng bày thế này.
Không gian cho gốm thơ quá hẹp
Việc in thơ lên gốm đã được nhiều nước thực hiện nhưng với Việt
Theo nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, đây là một cách lưu giữ thơ và truyền bá thơ vào công chúng một cách gần gũi nhất, cảm giác như động chạm, như sờ tới được. Thơ sẽ được tiếp xúc hàng ngày một cách chủ động, khác với cầm tập thơ hoặc nghe thơ trên đài.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân của nhà thơ thì triển lãm tuy hay về ý nghĩa, nhưng vẫn còn đôi chút tiếc nuối là không gian triển lãm không nhiều, các câu thơ bị lặp lại. Cùng quan điểm này, bác Trương Xuân Lan – thành viên Câu lạc bộ thơ phường Khương Trung, đã nhiều năm tham dự Ngày thơ cho biết “Nhiều câu thơ bị lặp lại quá, chúng tôi đi vòng quanh khu triển lãm, phải ngó nghiêng xem các câu thơ, đi chỗ khác lại gặp những câu thơ ấy. Tôi nghĩ thơ của Việt
Triển lãm Thơ in trên gốm được khai mạc từ chiều ngày hôm qua, 27/2 (ngày 14/1 âm lịch), lượng người đã đổ về khá đông trong Văn Miếu Quốc Tử Giám để thường thức thơ trên gốm.Không biết, liệu đến chính hội Ngày thơ Việt Nam vào sáng nay – đúng ngày rằm tháng Giêng, không gian tại hồ Thiền Quang – khuôn viên trước Văn Miếu có đủ chỗ để cho công chúng có thời gian tĩnh tại đứng đọc thơ, ngắm thơ và thưởng thức vẻ đẹp của thơ in trên gốm hay không?
Cùng VnMedia ngắm những chiếc bình gốm in thơ khá độc đáo trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 8 này: