Trong số ca nhiễm hôm nay, 4.626 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 1.635 ca), 8.680 ca đang điều tra dịch tễ (tăng 2.542 ca).
Số ca nhiễm mới trong nước chủ yếu ghi nhận tại TP.HCM 7.539 (tăng 1.990 ca), Bình Dương 3.563 (giảm 968 ca), Đồng Nai 823 (giảm 57 ca), Long An 321 (giảm 91 ca), Tây Ninh 248 (tăng 87 ca), Tiền Giang 156...
Số ca mới nâng tổng số ca nhiễm tại TP.HCM 286.242, Bình Dương 149.859, Đồng Nai 32.882, Long An 27.537, Tiền Giang 11.430, Đồng Tháp 7.749, Khánh Hòa 7.173, Tây Ninh 6.331, Đà Nẵng 4.780, Cần Thơ 4.631, Hà Nội 3.957, Bà Rịa - Vũng Tàu 3.807, Kiên Giang 2.869, Phú Yên 2.854, Bình Thuận 2.797, An Giang 2.476, Vĩnh Long 2.117, Bến Tre 1.818, Nghệ An 1.768, Trà Vinh 1.410, Đăk Lăk 1.382, Quảng Bình 1.093, Quảng Ngãi 908, Bình Phước 853, Bình Định 849, Thừa Thiên Huế 742, Ninh Thuận 736, Quảng Nam 523, Gia Lai 517, Đăk Nông 420, Thanh Hóa 375, Hưng Yên 284, Lâm Đồng 264, Bạc Liêu 245, Sơn La 235.
Tổng số ca nhiễm cộng đồng từ ngày 27-4 đến nay là 585.052, ở 62 tỉnh thành. Có 12.751 người được công bố khỏi bệnh trong ngày, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 350.921. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.970 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ 3.775; Thở oxy dòng cao HFNC 1.124; Thở máy không xâm lấn 112; Thở máy xâm lấn 930; ECMO 29.
Cũng trong ngày hôm nay, Bộ Y tế ghi nhận 254 ca tử vong tại: TP.HCM 195, Bình Dương 41, Tiền Giang, Đà Nẵng và Đồng Nai 3, Đồng Tháp 2; Bình Thuận, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa và Nghệ An mỗi nơi 1 ca.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng bổ sung 21 ca tử vong từ trước tại: Bình Dương 14, Bình Thuận 4, Nghệ An 3.
Trung bình số tử vong trong 7 ngày qua là 302 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 14.745 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc.
TP.HCM đề xuất 7 chiến lược chống dịch sau ngày 15-9
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng vừa ký tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành chiến lược phòng chống dịch Covid-19 giai đoạn sau ngày 15-9.
Theo nội dung công văn, Sở Y tế TP.HCM đánh giá trong giai đoạn đầu khi dịch mới bùng phát với chủng Delta, số ca mắc tăng nhanh trong thời gian ngắn gây quá tải hệ thống điều trị, do đó số F0 nặng và tử vong cao.
Thành phố đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ như thoàn thiện hệ thống điều trị tháp 3 tầng, triển khai thí điểm cách ly F0 tại nhà, xây dựng gói thuốc cho F0 tại nhà và sử dụng các thuốc mới trong điều trị, nhất là tăng nhanh độ phủ vắc xin. Thành phố dự báo, sau ngày 15-9 số ca nặng và tử vong sẽ giảm.
Căn cứ vào tình hình thực tiễn và các giải pháp can thiệp, dự đoán sau ngày 15-9 khả năng cao tình hình dịch bệnh của thành phố sẽ chuyển từ mức cao sang mức trung bình và sẽ kiểm soát được dịch theo tiêu chí của Bộ Y tế.
Từ đánh giá đó, Sở Y tế TP.HCM đề xuất 7 các chiến lược trọng tâm trong giai đoạn này gồm:
1. Bao phủ vắc-xin cho người dân sinh sống trên địa bàn thành phố
2. Giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh Covid-19"
3. Hiện thực hóa thông điệp "Sống khỏe trong môi trường có dịch"
4. Chăm sóc và quản lý F0 dựa vào cộng đồng
5. Nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tử vong do Covid-19
6. Giám sát dịch tễ để sẵn sàng ứng phó khi dịch bùng phát
7. Phục hồi hệ thống y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người dân