Trong buổi lễ tại đại sảnh Fumon ở Kyoto, Sulak nhận được một giấ
Sinh ra tại Thái Lan năm 1933 trong một gia đình gốc Trung Quốc, Sulak được đào tạo tại Thái Lan, Anh quốc và xứ Wales. Ông trở về Thái Lan vào năm 1961. Sự nghiệp của ông bắt đầu khi ông thúc đẩy khái niệm và phong trào "Phật giáo dấn thân".
Ông đã làm việc như một giáo viên, học giả, nhà xuất bản, nhà hoạt động và người sáng lập của nhiều tổ chức, bao gồm Tổ chức Quốc tế Phật tử Dấn thân (INEB).
Ông còn là tác giả của hơn 100 cuốn sách chuyên khảo bằng tiếng Thái và tiếng Anh.
Theo Ủy ban Giải thưởng Niwano hòa bình thì ông có đủ khả năng để thuyết phục mọi người trong việc thúc đẩy nhận thức xã hội về tầm quan trọng giữa các Phật tử trên toàn thế giới. Ngoài ra, ông Sulak còn vận dụng trí tuệ vào việc vận động vì môi trường là một lý do quan trọng khác để tôn vinh ông.
Sulak cho biết trong bài phát biểu của mình: "Chúng ta phải học cách tôn trọng thiên nhiên và tất cả chúng sinh, không nên xem đó như là những nguồn lợi để khai thác vì lợi ích ngắn hạn. Chúng ta cũng phải nhận ra rằng; những phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến nhất có thể không phải lúc nào cũng phù hợp với chúng ta, ví dụ như vụ rò rỉ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima hiện nay".
Giải thưởng Niwano hòa bình Giải thưởng Niwano hòa bình được thành lập vào năm 1983 để tôn vinh các cá nhân và tổ chức đã góp phần đáng kể vào sự hiểu biết và hợp tác liên tôn giáo, từ đó thúc đẩy hơn nữa hòa bình thế giới. Để tránh sự nhấn mạnh quá mức vào bất kỳ một tôn giáo hay một khu vực nào đó, việc đề cử được trưng cầu từ khoảng 700 người và các tổ chức, đại diện cho 125 quốc gia trên toàn thế giới. Tổ chức Niwano hòa bình Tổ chức Niwano hòa bình đã thông qua tôn chỉ hoạt động vào năm 1978 nhằm góp phần vào việc thực hiện hòa bình thế giới và đề cao một nền văn hóa hòa bình. Tổ chức này thúc đẩy việc nghiên cứu và các hoạt động dựa trên tinh thần tôn giáo, và phục vụ sự nghiệp hòa bình trong các lĩnh vực như giáo dục, tôn giáo, khoa học và triết học.