Sơ lược về tôn tượng Đại sư Giám Chân chùa Đông Đại - Nhật Bản Trung Quốc

(GNO): Dương Châu là cố hương của Đại sư Giám Chân. Công Nguyên năm 742, Nhật Bản sai Đường Sứ đến Dương Châu mời Đại sư Giám Chân đến Nhật Bản hoằng pháp, Đại sư Giám Chân trải qua 12 năm gian khổ, 6 lần đến Đông Kinh, cuối cùng cũng được thành công.

Đại sư đã mang văn hóa rực rỡ của thịnh Đường đến với Nhật Bản, bắt đầu khai mở lịch sử giao lưu hữu nghị giữa Dương Châu và Nhật Bản.

tontuong 1.png

Tôn tượng Đại sư Giám Chân

Tháng 4 Công Nguyên năm 754, Đại sư Giám Chân thiết lập Giới đàn trước Đại Phật Điện chùa Đông Đại NB, truyền giới Bồ Tát cho kẻ Tăng người tục, lấy Thiên Hoàng Võ Thánh Thái Thượng, Hoàng hậu Quang Minh, Thiên Hoàng Hiếu Khiêm làm người dẫn đầu. Công nguyên năm 759, Đại sư Giám Chân sáng lập chùa Đường Chiêu Đề (Tōshōdai Temple) ở Bình Thành Kinh (Heijōkyō) (nay là thành phố Nara). Hơn nghìn năm nay, mọi người đều biết tại Nhật Bản, Đại sư Giám Chân được nhân dân Nhật Bản tôn xưng là Tổ khai sơn Luật tông, tiên phong tông Thiên Thai, Thỉ tổ của Y dược, cha đẻ của nền văn hóa...

Tại Nhật Bản, có hai tôn tượng Đại sư Giám Chân, một tượng sơn được tôn trí tại chùa Đường Chiêu Đề - Thành phố Nara, là di sản văn hóa cấp Quốc gia Nhật Bản; một tượng bằng chất liệu gỗ tại chùa Đông Đại - Nara, cũng là di sản văn hóa lịch sử trọng yếu cấp Quốc gia Nhật Bản.

30 năm trước đây, dưới sự thúc đẩy của đồng chí Đặng Tiểu Bình, qua sự nỗ lực của hai phía Trung - Nhật, vào tháng 4/1980, tượng sơn Đại sư Giám Chân chùa Đường Chiêu Đề về thăm cố quốc. Hơn 50 vạn tín đồ Phật giáo cùng nhân dân TQ tại Bắc Kinh và Dương Châu cúng dường chiêm bái, việc này đã đẩy mạnh sự phát triển quan hệ hữu hảo giữa nhân dân hai nước Trung - Nhật.

Tháng 5/2008, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào viếng thăm Nhật Bản, dưới sự đồng ý của Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại thành phố Dương Châu, ông đã cử phái đoàn viếng thăm thành phố với với mô lớn, cùng viếng thăm Nara Nhật Bản, để phối hợp, hô ứng, phục vụ, chuyến "Lữ hành mùa Xuân", đồng thời tổ chức diễn đàn "Tinh Thần Giám Chân" đầu tiên, nhận được Quốc lễ  "con thuyền Hữu nghị" của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

tontuong 2.png

Tôn tượng Đại sư Giám Chân tại "Viện Bảo tàng Giám Chân"

Tôn tượng Đại sư Giám Chân (688 - 763) điêu khắc bằng gỗ được tôn trí trong Thiên Thủ Đường, Giới Đàn Viện chùa Đông Đại, Nara Nhật Bản, cao 78.2 cm , là văn vật quan trọng cấp Quốc gia Nhật Bản, dưới sự bảo tồn dưới thời đại Giang Hộ.

Tháng 4 năm 754 CN, Đại sư Giám Chân thiết lập Giới Đàn trước Đại Phật Điện chùa Đông Đại. Năm 755, Giới Đàn dời về phỉa Tây, và thành lập viện Giới Đàn. Đại sư thì cư trú tại Đường Thiền Viện phía Bắc, Năm 759 CN, sáng lập chùa Đường Chiêu Đề.

Tôn tượng Giám Chân chùa Đông Đại, trùng kiến vào năm thứ 18 Hưởng Bảo (1733), hiện nay phụng thờ trong Giới Đàn Đường. Theo Truyền Ký Giám Chân "Đường Đại Hòa Thượng Đông Trưng Truyện" cho thấy, Đại sư Giám Chân khi còn sanh tiền đã từng dặn dò các đệ tử kiến tạo Ảnh Đường (Từ đường) trong Viện Giới Đàn cho Sư, nhưng chưa được như nguyện. Tôn tượng này tuy tạo vào thời đại Giang Hộ, nhưng đã hoàn thành di nguyện thuở sanh tiền của Đại sư Giám Chân, thì ý nghĩa thật sâu xa. 

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.