Quảng ngữ của Thiền sư Huyền Sa Tông Nhất

Quảng ngữ của Thiền sư Huyền Sa Tông Nhất
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sư thượng đường nói: "Mặt trời trên thái hư vì tất cả mọi người mà thành lập. Thái hư lúc nào cũng có đó mà tại sao mọi người căng mắt ra nhìn mà không thấy.

Căng tai mà không nghe. Hai nơi mắt tai mà không rõ rệt thì đó là gã ngủ gục. Nếu mà minh triệt thì vượt cả phàm thánh, vượt cả ba giới. Mộng ảo thân tâm không một vật như đầu mũi kim nhọn vi duyên, vi đối. Dẫu cho chư Phật có xuất lai, biến hiện vô hạn thần thông.

Ví như rất nhiều giáo cương, nhưng chưa từng chỉ ra một phân hào nào cả mà chỉ hỗ trợ cho người sơ học thành tín. Có lãnh hội không? Chim nước ngụ trong rừng hiểu rõ đề cương, rất là đoan đích. Tự thị ít người nghe không phải là chuyện nhỏ.

Thiên ma ngoại đạo là quân vô ơn, bạc nghĩa. Thiên nhân sáu đường là tự khinh, tự gạt. Như nay Sa-môn không ngộ chuyện ấy, trở thành gã lộng ảnh, nổi chìm trong biển sinh tử, biết đến bao giờ mới dừng nghỉ được. Tự nhà mình may mà còn có môn phong rộng lớn, không thiệu long kế thừa được, lại hướng thân điều năm ấm làm chủ tể. Có nằm mộng thấy chăng? Như biết bao ruộng đất khiến ai làm chủ tể.

Đại địa chở không nổi, hư không bao phủ không hết, há là chuyện nhỏ ru? Nếu muốn thấu triệt thì nay đây nơi mình minh triệt đi. Chẳng khiến trong hai lấy một pháp lớn như hạt bụi con. Không khiến hai lấy một pháp lớn như tóc tơ. Lãnh hội không?

Lúc đó có Tăng hỏi: "Tông thừa từ xưa giờ như thế nào?". Sư nín lặng.

Tăng lại hỏi lần nữa, sư bèn nạt đùa.

Tăng hỏi: "Từ cửa phương tiện nào khiến học nhân vào được?".

Sư đáp: "Vào cũng là phương tiện".

Tăng hỏi: "Người sơ tâm mới đến sư chỉ thị thế nào?".

Sư nói: "Nơi nào mà có người sơ tâm đến?".

Tăng nói: "Kẻ học này mới vào tùng lâm thỉnh sư đề tiếp".

Sư lấy gậy chỉ. Tăng nói: "Kẻ học này không lãnh hội".

Sư nói: "Ta vì ông như thế là đã thành khuất khúc với người rồi.

Như nay đây tự khẳng đương nhân phần thượng. Chẳng kể mới học vào tùng lâm, đều có thể coi như cùng mọi người bước vào lâu rồi, cùng với các Phật trong quá khứ chẳng có chi thiếu kém.

Như nước ở biển cả, thì tất cả rồng cá từ mới sinh cho tới già lão, đều nuốt phun thọ dụng bình đẳng một thứ thôi. Cho nên người mới phát tâm học đạo cùng với cổ Phật ngang vai nhau. Chỉ kẹt cái là ông từ vô thỉ tích kiếp động chư vọng tình, kết thành phiền não. Như người bệnh nặng, tâm cồn cào nóng bức điên đảo thấy bậy bạ, đều không phải là sự thật. Như nay đây nhìn thấy mọi cảnh giới đều cũng như thế.

Các căn đối với các vị, đều thành điên đảo. Người xưa lấy thuốc diệu vô cùng để đối trị. Cho đến cả bậc thập địa vẫn còn chưa tỉnh táo. Do đó mà biết không phải dễ dàng. Người xưa suy nghĩ còn hơn là mất cả cha mẹ. Còn như các anh em ngày nay thấy là chuyện thường thì nơi đâu có người hiểu giùm cho anh em đây? Khá tiếc là thời gian đã bị để luống qua, có hại chi việc tự cứu xét nghiêm mật, quan sát tìm kiếm kỹ lưỡng, cho đến chỗ không trước lực, tự ngừng nghỉ chư duyên, dù cho chưa nứt mầm thì hạt giống cũng đã có mặt rồi.

Còn nếu phải đi từ nhà mất bao khí lực đánh trống mưu cầu cơm cháo, đem cái hời hợt đó hiển bày chuyện sinh tử, lừa gạt các anh em một đời thì có ích lợi gì đâu! Nên như thật mà tri thủ là tốt hơn. Không có chuyện chi nữa, tạm biệt!".

Hậu học Lý Việt Dũng sưu tầm và dịch

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.