Quá trình truyền bá Phật giáo bằng công nghệ hiện đại

GNO - Vào thời điểm khi công nghệ theo nghĩa đen trở thành một tôn giáo đối với nhiều người, một học giả nghiên cứu có cở sở tại Visakhapatnam đã đưa ra một nghiên cứu khoa học sử dụng kỹ thuật phân tích hạt nhân (NAT) để lần theo dấu vết các tuyến đường của các nhà sư Phật giáo trong nước nhiều thế kỷ trước trong việc truyền bá lời dạy của Đức Phật.

daotrangbode.jpg

Phật giáo được truyền thừa liên tục trong suốt 26 thế kỷ qua - Ảnh minh họa

Sử dụng các đồ tạo tác lịch sử như chữ khắc bằng đất sét, gạch, mái ngói, tiền xu, đá và các bức tranh phục hồi từ các địa điểm Phật giáo, nghiên cứu sẽ cố gắng khám phá các tuyến đường đi qua của các nhà sư nhiều thế kỷ trước trên toàn quốc, trong đó có bang Andhra Pradesh.

Nghiên cứu đã bắt đầu với việc phân tích một bộ sưu tập đồ gốm và gạch tại 25 trong 140 địa điểm Phật giáo ở Andhra Pradesh. 25 địa điểm bao gồm Pavuralakonda, Simhachalam, Thotlakonda và Bavikonda ở Visakhapatnam, Jagathipadu, Dantapuram và Salihunda thuộc Srikakulam cũng như Neelavathi và Ramatheertham trong quận Vizianagaram, bên cạnh một số khu vực trong vùng Telangana.

Học giả nghiên cứu Dasari Kishore Babu cho biết nghiên cứu đang được thực hiện tại Viện Khoa học Gitam (GIS) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Nguyên tử Bhabha (BARC), Viện Vật lý Bhubaneswar và Cơ quan khảo cổ và bảo tàng Hyderabad, chính phủ bang Andhra Pradesh. Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học UGC-DAE của Mumbai cung cấp khoảng kinh phí ba vạn rupi hàng năm cho dự án, anh nói thêm. Viện trưởng GIS N. Lakshmana Das là người hướng dẫn cho nghiên cứu.

Theo Kishore Babu, trong khi các cơ quan có liên quan, bao gồm các cơ quan khảo cổ học, có thông tin về sự hiện diện của các tu sĩ Phật giáo tại những nơi khác nhau trong nước, nhưng họ vẫn chưa xác định được lộ trình và thời gian chính xác. "Đây là những gì mà chúng tôi dự định khám phá. Chúng tôi đang áp dụng khoa học hạt nhân để thu thập bằng chứng khoa học các hoạt động của các nhà sư", Kishore Babu, một sinh viên nghiên cứu thuộc Phòng Điện tử và Vật lý tại GIS cho biết.

Nghiên cứu đã bắt đầu cách đây bốn năm, có thể mất thêm 3-4 năm nữa để kết thúc, Kishore nói, và chỉ ra rằng với các chi tiết hiện có của các cơ quan khảo cổ học có thể cung cấp thông tin gần đúng, nhưng dữ liệu từ nghiên cứu hạt nhân sẽ xác định tuổi và thời gian chính xác của giai đoạn Phật giáo. "Các nhà chức trách thuộc cơ quan khảo cổ học hiện nay nói rằng tuổi của gốm đất sét hoặc chữ viết của các nhà truyền bá Phật giáo có từ khoảng thế kỷ thứ IV trước Công nguyên. NAT sẽ giúp tiết lộ sự thật", anh nói.

Giải thích về hiện trạng nghiên cứu, Kishore nói quá trình bao gồm bốn yếu tố chính như sưu tập gốm đất sét của các tu sĩ, xác định độ tuổi và nguồn gốc của chúng thông qua sự phát triển của một kỹ thuật phân tích hạt nhân (NAT).

"NAT đã được phát triển và một số phân tích khoa học cũng đã được tiến hành trên các bia ký để xác định tuổi", Kishore nói. GIS đã trao cho anh bằng tiến sĩ cho luận án của mình về đề tài “Nghiên cứu nguồn gốc của các hiện vật khảo cổ sử dụng kỹ thuật phân tích hạt nhân” hai tuần trước, trong đó anh là người đã phát triển NAT.

"Nồng độ của các yếu tố phụ thuộc vào địa điểm và việc chuẩn bị cho đồ tạo tác, đó là lý do tại sao việc xác định nồng độ của các yếu tố, bao gồm cả những yếu tố ở cấp độ vi lượng, trở nên quan trọng hơn. Có một số nhóm các yếu tố như kiềm, có tính kiềm, quá trình chuyển đổi và các nguyên tố đất hiếm có mặt ở các cấp độ nhỏ và vi lượng, rất quan trọng cho việc thiết lập nguồn gốc (niên đại). Các yếu tố không dễ bay hơi và bất động có tính chất địa hóa học tương tự và có tính ổn định cao trong các khoáng vật đất sét và là ứng viên tốt cho nghiên cứu về nguồn gốc", Kishore nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.