Phát hiện hơn 1.000 tượng Phật cổ ở Trung Quốc

GNO - Các nhà khảo cổ đã phát hiện ra hơn 1.000 bức tượng Phật cổ ở 3 hang động đá ở huyện Dương Khúc, tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc).

Mặc dù vẫn chưa xác định chính thức được niên đại nhưng người ta tin rằng những bức tượng này có từ thời nhà Minh.

vch.jpg


Công tác nghiên cứu, khảo cổ tìm thấy nhiều dấu tích Phật giáo tại Trung Quốc

Triều đại nhà Minh, là triều đại cai trị Trung Quốc 276 năm (1368-1644) sau sự sụp đổ của triều đại Nguyên Mông.

Nhà Minh, được mô tả như "một trong những thời kỳ vĩ đại nhất của chính quyền cổ đại và xã hội ổn định nhất trong lịch sử nhân loại", là triều đại cuối cùng ở Trung Quốc cai trị bởi người dân tộc Hán.

Việc tạo ra các bức tượng Phật bằng đá đạt đến đỉnh cao trong khoảng thời gian từ các triều đại Bắc và Nam (420-589) đến triều đại nhà Đường (618-907), vì vậy thật là hiếm khi tìm thấy các tượng Phật bằng đá từ thời nhà Minh.

Theo các ghi chép truyền thống, Phật giáo đã được giới thiệu ở Trung Quốc trong thời nhà Hán (206 TCN-220).

Mặc dù dữ liệu khảo cổ xác nhận rằng Phật giáo đã được giới thiệu trong thời nhà Hán, nhưng đã không phát triển mạnh ở Trung Quốc cho đến giai đoạn Lục Quốc (220-589). Năm 67 Phật giáo chính thức được giới thiệu vào Trung Quốc với sự xuất hiện của 2 nhà sư Moton và Chufarlan.

Phát hiện lần này bao gồm các bức tượng đá được khắc vào các bức tường trong hang động và có kích thước dài từ 12 đến 25 cm, Yang Jifu, giám đốc cục di sản văn hóa du lịch của huyện, cho biết. Yang cho biết 2 trong số các hang động đã được trùng tu trong thời nhà Minh, theo ghi chép trên 2 tấm bia trong hang động.

Phát hiện này rất hy hữu và có ý nghĩa, nhưng đây không phải là phát hiện lần đầu tiên thuộc loại này.

vch2.jpg


Đầu một pho tượng vừa được phát hiện

Trước đó, hơn 2.000 bức tượng đã được tìm thấy trong một ngôi chùa ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc trong những năm 1950. Vào năm 2012, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 3.000 tượng Phật, đây là phát hiện cổ vật lớn nhất kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949.

Phát hiện lần này sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu về sự phát triển và thay đổi trong nghệ thuật tôn giáo ở miền bắc Trung Quốc cổ đại.

Văn Công Hưng (Theo Ancient Origins)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.