Nước tăng lực có thể gây hại cho tim mạch

Tim mạch có nguyên nhân liên quan tới nước tăng lực
Tim mạch có nguyên nhân liên quan tới nước tăng lực

GNO - Nước tăng lực từ lâu được biết đến là mang lại nhiều nguy cơ sức khỏe nhưng cộng đồng vẫn không ngừng tiêu thụ loại thức uống này. Đây là loại nước có chứa nhiều đường, caffeine, một số chất kích thích (được phép sử dụng) và các chất phụ gia khác.

Trong khi caffeine được sử dụng một cách hết sức thận trọng vì những tác hại có thể gây ra cho cơ thể thì một nghiên cứu mới đây đã cho thấy các thành phần khác trong nước tăng lực cũng không tốt cho cơ thể.

Theo các nhà nghiên cứu, khi uống nước tăng lực sẽ có nhiều thay đổi hơn trong hoạt động điện tim, huyết áp so với khi uống các loại thức uống khác với cùng hàm lượng caffeine nhưng ít các thành phần khác hơn.

Các chuyên gia chia 18 người tham gia nghiên cứu có cả nam lẫn nữ thành hai nhóm. Một nửa số người tham gia uống khoảng 32 ounce nước tăng lực (1 ounce tương đương 28,35 g) với khoảng 108 g đường, 320 mg caffeine và một số các phụ gia khác. Số người tham gia còn lại được cho uống thức uống có ga khác với cùng lượng caffeine, nước chanh và si-rô anh đào.

Hoạt động của tim mạch được đo khi bắt đầu nghiên cứu và cứ mỗi 1, 2, 4, 6, 24 giờ sau khi uống các thức uống nói trên.

Kết quả điện tâm đồ cho thấy nhóm uống nước tăng lực có quãng QT cao hơn - khoảng đo thời gian đặc biệt có liên quan đến nhịp tim, khi so sánh với nhóm có hấp thu caffeine.

“Nếu quãng thời gian này (được do bằng mili giây) quá ngắn hay quá dài đều làm cho tim đập một cách bất thường. Điều này có thể gây ra chứng loạn nhịp tim (arrhythmia), có thể nguy hại đến tính mạng”, theo chuyên gia.

Cả hai nhóm đều có sự gia tăng huyết áp tâm thu (systolic blood pressure) nhưng sau 6 giờ đồng hồ huyết áp này ở nhóm hấp thu caffeine chậm dần và gần như trở lại như ban đầu. Còn ở người uống nước tăng lực thì huyết áp này vẫn dao động nhẹ sau 6 giờ. Điều này cho thấy các thành phần (nguyên liệu) khác trong thức uống chứ không phải duy caffeine có tác động và làm thay đổi huyết áp.

Các nhà nghiên cứu cũng nói cần thêm một số thử nghiệm lâm sàng khác để khẳng định kết quả này.

Huệ Trần
(theo Medical Daily)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.