Tượng Phật nhập Niết Bàn ở chùa Wat Pho, Bangkok, Thái Lan
“Tuy nhiên, cuối cùng, lòng mộ đạo đã chiến thắng” Gary Gach, tác giả cuốn Cẩm nang hướng dẫn hoàn chỉnh về Đạo Phật cho biết. Đó cũng là một điều rất hay. Thay vì ở một tư thế thiếu sinh động, những pho tượng ở một số nơi tại Châu Á đã mang đến cho du khách cảm giác cuốn hút kỳ lạ.
Những bức tượng tượng trưng cho Đức Phật Thích Ca, nhân vật có thật trong lịch sử, lúc Ngài chuẩn bị nhập Niết Bàn vào năm 80 tuổi. Đức Phật khi biết thọ mạng của mình gần hết, Ngài yêu cầu các vị đệ tử chuẩn bị một chỗ nằm cho Ngài trong một khu rừng nhỏ, sau đó Ngài nằm nghiêng bên phải, quay mặt về hướng Tây, đầu chống trên khủy tay.
Vào ngày cuối cùng ở cõi Ta Bà, mặc dù thân tứ đại đã suy kiệt, rời rã… Đức Phật vẫn tiếp tục thuyết pháp. Có thể thấy, vượt qua quy luật thành hoại, những bức tượng tự nó toát lên lòng tận tụy vì sự nghiệp lợi sinh của Đức Phật cho đến hơi thở cuối cùng.
Nhưng còn hai vấn đề vẫn thường gây băn khoăn.
Điều băn khoăn đầu tiên là nụ cười nở trên môi Đức Phật, nụ cười mà dường như thật kỳ quặc, đặc biệt đối với những ai quen với hiện thực của cái chết hay hình ảnh về các vị thánh, các thiên thần trong đạo Cơ Đốc. Nụ cười, tự nó đã nói lên, đơn giản nghĩa là diễn tả “niềm vui tối thượng” có được nhờ vào sự giác ngộ, Gach giải thích.

Tượng Phật nằm ở Gal Vihara,
trong khi tượng Phật đứng cao 7m.
Đức Phật biết rằng Ngài đã thoát ra khỏi sự chi phối của quy luật sinh tử thông thường và nhập Đại Bát Niết Bàn”, một trạng thái được định nghĩa như “sự dập tắt vòng ảo tưởng và không còn khổ đau”
Băn khoăn thứ hai ở chỗ kích cỡ các tượng Phật lớn hơn mức bình thường rất nhiều, đối với những người đã quen nhìn những bức tượng của Thiên Chúa Giáo sẽ cảm thấy rất lạ cũng như điều này đi ngược lại sự chú trọng về tính vừa đủ trong Đạo Phật. Lần này, lời giải thích đơn giản hơn, bắt nguồn từ một câu chuyện huyền thoại mang âm hưởng của thuyết phân tâm học Freud.
Truyền thuyết lấy nhân vật trung tâm là một gã khổng lồ có tên gọi Asurindarahu, có niềm kiêu hãnh về bản thân lớn hơn cả một siêu sao trong Giải bóng rổ nhà nghề Mỹ (NBA). Câu chuyện kể rằng, khi có cơ hội được diện kiến Đức Phật, gã khổng lồ đã mừng rơi nước mắt. Một mặt, nó khao khát được gặp Đức Phật, nhưng mặt khác, bởi vì trong nó tồn tại một cái tôi quá lớn không dễ khuất phục nên nó miễn cưỡng cúi đầu trước Đức Phật.
Thấy vậy, trong khi thiền định, Đức Phật đã hiện phép thần thông, hiện ra hình ảnh vĩ đại của chính mình làm gã khổng lồ kia trở thành nhỏ bé . Rồi Đức Phật cho gã thấy một cõi Trời trong đó có vô số các vị Trời nhỏ hơn Đức Phật đang sống, nhưng vẫn to lớn hơn gã rất nhiều.
Nhắc lại chuyện vừa kể, Đức Phật cho rằng gã khổng lồ chỉ là một con cá lớn trong một cái ao nhỏ mà thôi. Cảm thấy xấu hổ bởi lời dạy đó và kinh hoàng trước sức mạnh vô hình của Ngài, Asurindarahu đã chí thành khấu đầu lạy tạ Đức Phật.
Kích cỡ và sự mỹ lệ của những bức tượng Phật nằm cũng có thể làm cho du khách cảm thấy mình nhỏ bé. Đặc biệt, pho tượng Phật nằm ở chùa Watpho, là vẻ đẹp và niềm tự hào của người dân Bangkok, đã gây ấn tượng vô cùng mạnh mẽ, nhờ vào bàn chân và đôi mắt của bức tượng được khảm bằng xà cừ.
Trong số hai bức tượng, Gach ấn tượng hơn với tượng Phật ngọc nằm đang được trưng bày tại Chùa Ngọc Phật ở Thượng Hải, ngôi chùa nổi tiếng nhất trong vùng. Bỏ qua yếu tố tượng Phật Ngọc ở Thượng Hải chỉ mang kích cỡ thông thường, Gach đánh giá cao bức tượng này bởi nó được khắc từ một phiến ngọc nguyên chất rất lớn.
“Bên trong và ngoài bức tượng đều được chạm khắc rất tinh xảo” Gach nói, “Nghệ thuật chạm trổ tự thân nó dường như đã sở hữu một thần thái nhất định được toát ra từ bức tượng, giống như những bức danh họa Sphinx, Mona Lisa…”, ông nói thêm.
Một bức tượng Phật nằm khác cũng rất đẹp mắt và làm say mê lòng người hiện được lưu giữ tại chùa Chaukhtatgyi tại thủ đô
Một tượng Phật nằm bằng đá khác cũng sẽ được lên kế hoạch chạm trổ tại tỉnh Giang Tây thuộc miền Đông Trung Quốc có chiều dài 416m, bằng với chiều dài của một chiếc tàu chở dầu.
Có thể bạn sẽ bị choáng bởi vẻ trang nghiêm và sức quyến rũ của những bức tượng, nhưng hãy luôn ghi nhớ một điều: đừng bao giờ bị lừa khi nghĩ rằng các tượng Phật đang “ngủ”. Thật sự, Đức Phật, là một con người, Ngài cũng có giai đoạn già chết như bất kỳ ai. Nhưng tên của Ngài có nghĩa là “Bậc tỉnh giác”