Những nẻo đường của đức Phật Thích Ca

Đoàn làm phim VTV  đều là những người lần đầu tiên đến đất nước Ấn Độ. Cùng với khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, chúng tôi còn phải làm quen với những tập quán rất đặc biệt của địa phương.

Những ngày đầu tiên đến Ấn Độ  đúng vào dịp lễ hội Holi (Lễ hội sắc màu). Những người dân Ấn Độ thoả sức nhảy múa, vảy các loại bột màu và té nước màu vào người nhau. Đoàn chúng tôi đã dừng lại ở một làng quê để ghi hình sự kiện này. Khi hoàn thành xong công việc  và xe đã lướt êm êm trên đường, bỗng  giọng thầy Nhật Từ vang vang đầy hài hước: “ Quý vị chú ý, quý vị chú ý, Đoàn của chúng ta có 2 người  đã vinh dự được chúc phúc trong lễ hội Sắc Màu, đó là đạo diễn và quay phim của VTV.” Tất cả mọi người đều hết sức bất ngờ: Đạo diễn và quay phim của chúng tôi, cả người, quần áo và râu tóc đều thấm đẫm… bột màu.

Trước khi lên đường, có nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về cuộc khủng bố ở Ấn Độ vào tháng 11 năm 2008 vừa qua. Mặc kệ! Kế hoạch đã ấn định.Chúng tôi cùng Đoàn hành hương chiêm bái phật tích Đạo Phật Ngày Nay đã lên đường. Quá cảnh tại sân bay Thái Lan, một lần nữa chúng tôi lại được chiêm bái vẻ đẹp độc đáo của những ngôi chùa cùng với các pho tượng Phật của đất nước xứ Chùa Vàng. Nhưng ấn tượng hơn cả vẫn là những giây phút đầu tiên được đặt chân đến đất nước Ấn Độ. Gần 24h giờ đêm, khi mới đến thủ đô New Delhi, các hướng dẫn viên địa phương cùng với xe đón Đoàn đã chuẩn bị sẵn và choàng lên người mỗi vị khách một tràng hoa cúc vạn thọ, để chúc phúc và chúc may mắn. Thật là một biểu tượng đẹp của nền văn hoá Phật giáo ở quê hương Đức Phật Thích Ca! 

Những ngày đầu tiên chúng tôi đã đi tới các tỉnh: Lucknow , Sravasti, Kapilavastu và sang Lumbini (Lumbini)  thuộc địa phận cuả vương quốc Nepal .

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại dấu chân Ngài trên toàn lãnh thổ Ấn Độ và hình bóng Ngài đã khắc sâu trong tâm tư nhân loại. Trong thời kỳ Phật giáo  hưng thịnh, các địa danh quan trọng đều được nhắc tới. Bốn thánh địa nổi tiếng của Phật Giáo nói riêng và của Ấn Độ nói chung là: Vườn Lâm Tỳ Ni nơi Đức Phật giáng sanh, Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh-Gaya) nơi Đức Phật thành đạo, Lộc Uyển (Sarnath) nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên, và Câu Thi Na (Kusinagara) nơi Đức Phật nhập diệt.
Bốn địa danh quan trọng khác cũng được đề cập đến trong lịch sử Phật Giáo là bốn nơi Đức Phật đã thi triển thần thông để giáo hoá điều phục chúng sanh. Những địa danh đó là: Sravasti (thủ phủ của Kosala) nơi Đức Phật đã thi triển thần thông điều phục Ca Diếp (Puruna Kasyapa), người lãnh đạo phái Tirthika (đạo thờ thần lửa). Nơi thứ hai là Sankasya, Đức Phật đã lên tầng trời thứ 33 để giáo hoá cho hoàng hậu Ma Gia (mẫu thân của Ngài). Nơi thứ ba là Rajagriha (thủ phủ của Ma Kiệt Đà), nơi đây Đức Phật đã điều phục con voi say do Đề Bà Đạt Đa sai khiến ra giết Đức Phật. Nơi thứ tư là Vệ Sá Ly (Vaisali), nơi đây Đức Phật đã thọ dụng bát mật ong do đàn khỉ  dâng cúng. Những địa danh nổi tiếng này và những biến cố trong cuộc đời Đức Phật đã là đề tài cho hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo từ xưa cho đến nay.

Ấn Độ là một quốc gia Nam Á, đông dân thứ 2 trên thế giới với dân số trên 1 tỉ người, và đồng thời lớn thứ 7 về diện tích. Thời tiết và khí hậu đa dạng, do địa hình tiểu lục địa khá phức tạp. Trong khi ở phía Bắc nhiệt độ thấp, nhất là vùng Hymalaya, thì ở vùng sa mạc Thar phía Tây nhiệt độ rất cao. Nhiệt độ chênh lệch nhiều giữa vùng sa mạc và lục địa, giữa mùa nóng và mùa mưa, giữa ngày và đêm. Nhiệt độ ôn hoà hơn ở những vùng ven biển Ấn Độ Dương. Khí hậu Ấn Độ mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Mùa khô từ tháng 10 cho đến tháng 6 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Lạnh nhất từ tháng chạp đến tháng giêng và tháng 2 năm sau. Nóng nhất từ tháng 4 đến tháng 7. Tôi gặp Thầy Nhật Từ từ tháng 10 năm 2008 và dự định sẽ sang Ấn Độ vào tháng 11. Nhưng theo Thầy thì  thời gian này rất nhiều sương mù, không thể quay phim. Thầy Nhật Từ đã có 8 năm học tập tại Ấn Độ nên hiểu rõ về thời tiết ở đây. Vì vậy Đoàn chúng tôi đã chọn tháng 3 năm sau để lên đường. Vậy mà khi đến đây, cả Đoàn hành hương có rất nhiều người bị nẻ môi !!?- Một loại bệnh mà chúng tôi thường chỉ mắc phải  vào mùa đông ở Việt Nam . Đó là do chưa thích hợp được ngay với thời tiết ở đây.

Quả thật là chuyến đi đã để lại nhiều ấn tượng thú vị. Những ngày đầu tiên chúng tôi đến Ấn Độ đúng vào dịp lễ hội Holi (Lễ hội sắc màu). Vào những ngày này, người dân Ấn Độ thoả sức nhảy múa, vảy các loại bột màu và té nước màu vào người nhau. Thầy Nhật Từ đã kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu tiên Thầy đến Ấn Độ học tập cũng vào dịp này. Khi đó, Thầy đang ở tại ký túc xá của Đại học Delhi . Vào ngày lễ Holi, những người bạn Ấn Độ đến gõ cửa phòng Thầy và bất ngờ lấy những xô nước màu té lên khắp  người và quần áo. Đó là phong tục chúc phúc của người Ấn Độ trong ngày Tết này. Lúc đó Thầy đã rất sợ hãi. Thầy chia sẻ với Đoàn hành hương và nói rằng : “Nếu có ai may mắn được chúc phúc thì chúng ta hoan hỉ nhé.” Đoàn chúng tôi đã dừng lại ở một làng quê để ghi hình sự kiện này, và sau khi hoành thành công việc,  xe đã lướt êm êm trên đường, bỗng giọng thầy Nhật Từ vang vang đầy hài hước: “ Quý vị chú ý, quý vị chú ý, Đoàn của chúng ta có 2 người đã vinh dự được chúc phúc trong lễ hội Sắc Màu, đó là đạo diễn và quay phim của VTV.” Tất cả mọi người đều hết sức bất ngờ: Đạo diễn và quay phim của chúng tôi, cả người, quần áo và râu tóc đều thấm đẫm… bột màu.

Sau một chặng đường dài, chúng tôi đã đến biên giới của vương quốc Nepal và vườn Lâm-Tỳ -Ny. Lâm Tỳ Ni nằm trên một ngọn đồi thuộc chân dãy Hy Mã Lạp sơn (Himalaya), ngày nay thuộc vương quốc Nepal và trên đường từ thành Ca Tỳ La Vệ đi Devadaha. Theo các sử liệu thì thái tử Shiddharta đản sanh vào ngày Vesak (tức là ngày trăng tròn tháng năm theo lịch Ấn Độ) vào năm 624 hoặc 625 trước tây lịch.

Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Ðức Phật giáng sanh, là một thánh địa ở vùng Rummindei, cách một dặm về phía Bắc vùng Paderia và hai dặm phía Bắc vùng Bhagwanpur nước Nepal.  Ngày nay các nhà khảo cổ xác định Lâm Tỳ Ni nằm về phía Bắc quận Basti của xứ Uttar Pradesh.

Theo tài liệu sử Phật Giáo, Lâm Tỳ Ni tọa lạc cách thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) 12 dặm.  Sử chép rằng, "Theo tục lệ, Hoàng Hậu Ma Gia phải trở về quê mẹ để sanh nở.  Khi đến động hoa Lâm Tỳ Ni, bà cảm thấy trong người sảng khoái lạ thường.  Cảnh vật xinh đẹp tươi mát chào đón, chim muông hót ríu rít trên cây, gió hiu hiu thổi làm tâm hồn người dịu êm nhẹ nhàng, Hoàng Hậu thong thả dạo bước ngắm nhìn thưởng thức cảnh trí thiên nhiên.”

Khi đến tàng cây Sa La, Hoàng Hậu dơ tay vịn cành hoa sà thấp trước mặt và kỳ lạ thay, Thái tử giáng trần trong tư thế đứng của người mẹ.  Chư Thiên tung hoa chào đón, bẩy con rồng phun nước thơm  tắm rửa Thái tử và Thái tử đi 7 bước dõng dạc tuyên bố rằng: "Ta là đấng Vô Thượng Ðạo Sư của Trời Người."  (Thiên thượng thiên hạ, duy Ngã độc tôn).  Từ vườn Lâm Tỳ Ni, Thái tử được các cung nô hầu hạ trở về thành Ca Tỳ La Vệ.

Quang cảnh giáng sanh của Thái tử Tất Ðạt Ða là đề tài cho hàng ngàn tác phẩm nghệ thuật Ấn mà ngày nay người ta đã tìm thấy trong điêu khắc và tranh vẽ.

Tới Lâm Tỳ Ny, được ngắm nhìn các thạch trụ ở đây, chúng ta lại có dịp tưởng nhớ phải nhớ đến công ơn của vua A Dục. Lâm Tỳ Ni, dầu ngày nay điêu tàn nhưng khi đại đế Asoka đến viếng thì vẫn còn là một thôn thịnh vượng có nhiều cảnh trí nên thơ. Nhà vua đã cho dựng bốn ngọn tháp và một trụ đá bằng sa thạch có tượng một con ngựa trên đầu trụ. Tiếc rằng ngày nay tượng không còn để các nghệ thuật gia có thể so sánh nó với tượng chú ngựa bay đời Đường. Hai mươi năm sau ngày đăng quang lên ngôi hoàng đế, Vua A Dục đã đích thân đi chiêm bái đãnh lễ các thánh địa và chính Vua đã sai người đúc một cột trụ khắc lên dòng chữ “Sau hai mươi năm lên ngôi, vua PriyadarsiẠ, người được chư thiên yêu mến, đã thân hành viếng thăm và cúng dường cũng như lễ bái nơi đây, bởi vì đức Phật, thánh nhân dòng họ Thích, đã được sanh ra nơi đây.Ϡ Vua A Dục cũng đã giảm 5% thuế hằng năm cho dân chúng vùng này.  Ðó là một đặc ân của vua A Dục đối với dân cư địa phương nơi Ðức Phật giáng sanh.  Bên cạnh cột trụ này, người ta còn thấy một ngôi đền xưa cũ khắc chạm hình ảnh quang cảnh giáng sanh của Ðức Phật.

Ở Ấn Độ, thế kỷ III trước công nguyên, hoàng đế Ashoka (273-232 trước công nguyên) từ một tín đồ Bà La Môn  đã cải theo đạo Phật.Một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka đã chinh phục hầu hết tiểu lục địa, tạo dựng nên một vương quốc thống nhất. Sau những cuộc chinh chiến xác người chất cao như núi, máu đổ xuống những dòng sông ở xứ Kalinga khiến cho sông nghẽn dòng, Ashoka thấy được cái vô minh vô thường của kiếp người và thực sự sám hối. Việc cải đạo của Ashoka làm cho Phật giáo phát triển rất nhanh .Ashoka có công lớn với đạo Phật khi ông cho dựng lên ở những nơi in dấu chân đức Phật những chỉ dụ khắc trên đá, nêu rõ là nơi đức Phật ra đời (Lumbini) , nơi Phật được khai minh (Boodhgaya), nơi Người giảng bài kinh đầu tiên (Sarnath), nơi Người qua đời (Kushinagara ) và nhiều nơi khác. Những pho lịch sử khắc trên đá này khi được khai quật lên rải rác vào cuối thế kỷ XIIIV đầu thế kỷ XIX đã trở thành những văn bản quý, chứng minh rằng đức Phật là nhân vật có thật, không phải do người đời tưởng tượng và thần thánh hoá.   

Lâm Tỳ Ni là một trong những nơi quan trọng của thánh tích Phật Giáo. Nó đã được nhà khảo cổ người Đức, ông Fóhrer, phát hiện vào năm 1895 qua tàn tích trụ đá vua A Dục (Asoka), nhân một cuộc du ngoạn dưới chân ngọn đồi thuộc rặng núi Churia. Đây  cũng đã từng là nơi mà những nhà chiêm bái học giả như ngài Pháp Hiền vào thế kỷ thứ V và ngài Huyền Trang vào thế kỷ thứ VII cũng như ngài Thích Minh Châu vào thế kỷ thứ XX. Trong cuốn Phật Quốc Ký, ngài Pháp Hiền đã ghi lại như sau: “Năm mươi lý về phía đông của cung thành là một vườn ngự uyển mang tên Lâm Tỳ Ni; chính nơi đây hoàng hậu đã tắm rửa và sau đó đi về phía bắc khoảng hai mươi trượng bà vịn vào một nhánh cây, khi bà dõi mắt về phương đông bà đã sanh ra thái tử. Khi sanh ra, thái tử đã đi bảy bước và hai vị vua rồng đã phun nước để rửa thân thể ngài. Nơi này về sau đã được đào thành một cái giếng, ở đây nó giống như là một cái hồ, những nhà sư dùng nước trong đó để uống.ϠNgài Huyền Trang đã tường trình như sau trong cuốn ký sự của mình:“Từ cái giếng tên [tiễn tỉnh-nơi mũi lao của đức Phật ghim vào và tạo thànhẠ] đi về phía đông bắc 80 hay 90 lý gì đó, chúng ta sẽ gặp vườn Lâm Tỳ Ni. Nơi đây có một hồ tắm của giòng họ Thích, nước trong hồ chói sáng và trong suốt như một tấm gương, trên mặt hồ nở nhiều loại hoa

Lâm Tỳ Ni ngay nay đã trở thành một thánh địa quan trọng hàng đầu đối với người Phật tử.  Ngàn năm trước, những du tăng Trung Quốc đều lần lượt viếng thăm Lâm Tỳ Ni.  Chung quanh cột trụ do vua A Dục sai đúc, các vị du tăng cũng đã tự đắp lấy những bia đá lớn nhỏ đánh dấu những cuộc viếng thăm cúng dường.  Về sau, chính phủ Nepal ra lệnh khai quật vùng này để tìm thêm tài liệu chứng cứ.  

Phần tiếp theo của chương trình, chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến quý vị và các bạn  những cảm nhận thú vị của Đoàn làm phim về đất nước, con người, vẻ đẹp của các thắng tích và nền văn hoá Phật giáo ở đất nước này.                                                          

phattich0901.jpg
phattich0902.jpg
phattich0903.jpg
phattich0904.jpg
phattich0905.jpg
phattich0906.jpg

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.