Người ta càng khâm phục hơn khi những thành tựu đó được tạo dựng trên đổ nát, tro tàn của Thế chiến thứ hai. Hơn 65 năm sau, Nhật Bản lại đang đối mặt với thiên tai và thảm họa hạt nhân nặng nề hơn.
Một bức tượng Phật vẫn đứng vững vàng sau động đất
Người Nhật, nước Nhật dù tang thương đến mấy cũng sẽ gượng dậy, tiếp tục đứng lên và ngẩng cao đầu là niềm tin tưởng, lạc quan chung của cộng đồng quốc tế.
Theo dõi diễn biến cứu hộ, cứu nạn, di tản và sự tương trợ lẫn nhau cùng thái độ ứng xử điềm tĩnh, nhẫn nại, kỷ luật, kiên cường của người dân Nhật trong vùng bị nạn đã khiến cho cộng đồng quốc tế phải ngạc nhiên, khâm phục.
Không có hỗn loạn, cướp bóc, hôi của, giành giật… mà ngược lại họ vẫn trật tự, xếp hàng, chịu đựng, kỷ luật, đoàn kết và rất hiếm thấy những hình ảnh than khóc, vật vã, oán trách. Không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ em cũng tuân thủ kỷ luật, nề nếp như ngày thường dù cuộc sống đầy đủ sung túc thường ngày bị đảo lộn hoàn toàn, các em có thể rất đói, khát, lạnh và vô cùng thiếu thốn. Chính những biểu hiện này, một lần nữa khẳng định giá trị “Made in
Chỉ có trong lúc hoạn nạn, những giá trị tinh thần như nhân cách, đạo đức mới được thử thách, trui rèn và khẳng định. Ngay cả người dân của một số quốc gia được xem là phát triển và văn minh nhưng trước thảm họa như lũ lụt năm 2007 ở Anh và bão Katrina ở Mỹ thì người lâm nạn mất hết bình tĩnh và nét lịch sự hàng ngày mà thay vào đó là những tệ nạn, cướp bóc và giành giật để sống còn rất khốc liệt.
Sở dĩ người Nhật thành tựu được những đức tính kỳ diệu đó là nhờ biết dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc sâu dày, những giá trị nhân bản của Phật giáo nói chung và sự khai phóng của thiền Zen nói riêng cùng tinh thần Samurai kỷ luật, kiên cường… để làm nên sức mạnh xã hội của quốc gia, các giá trị “Made in Japan” đặc thù, gần như độc nhất trên thế giới.
Trông người mà nghĩ đến ta. Đang sống trong hòa bình, kinh tế xã hội ngày càng phát triển mà phần lớn người dân xứ ta vẫn chưa thiết lập được những chuẩn văn hóa, lịch sự tối thiểu như biết xếp hàng, không chen lấn, giành giật… thì nói chi đến khi gặp hoạn nạn. Hành vi hôi của khi người khác gặp nạn, ăn chặn hàng cứu trợ… là những điều tệ hại nhất mà vẫn thường xảy ra. Thời bình mà nhân tình đã nhuốm loạn thì khó hình dung ra trong thời loạn, sự cạnh tranh để tự tồn sẽ bạo liệt đến dường nào.
Làm khi lành để dành khi đau. Cũng vậy phải tu tâm, bồi đức, trui rèn nhân cách thật nhiều mới không đánh mất mình, không ngã quỵ khi lâm vào hoạn nạn, rủi ro. Cách ứng xử điềm tĩnh của người Nhật trong những ngày qua chính là những bài học sâu sắc nhất cho chúng ta và cộng đồng quốc tế học tập và noi theo.