>> Thiên thần quét lá: Trao giải ấn tượng quý 1
Nguồn gốc của việc tu báo hiếu xuất phát từ câu chuyện cảm động về hai mẹ con người dân tộc Khmer. Cha mất sớm nên người mẹ phải thay người cha làm nghề săn bắt để nuôi con. Là đứa trẻ nhân từ, thấy mẹ sát sinh, nên Socpenh Kokma trốn mẹ đi tu để hóa giải tội lỗi. Khi người mẹ mất, oan hồn của bà đã không bị quỷ dữ hành hạ là nhờ đức độ tu hành của con.
Từ câu chuyện đó, người con trai Khmer đến tuổi trưởng thành đều đến phải xin cha mẹ vào chùa gặp các sư xin học thuộc vài bài kinh cơ bản để chuẩn bị cho ngày nhập tu.
Trước ngày lễ chính thức một ngày, người con trai đó sẽ phải vào chùa làm lễ thế phát
Trước đây thời gian tu báo hiếu thường kéo dài từ một đến vài ba năm. Ngày nay vì có một số thanh niên do theo học văn hóa chưa kết thúc, hoặc có gia đình thiếu lao động nên luật tu hành cũng không quá khắt khe nữa. Việc tu báo hiếu bây giờ cứ để người tu tùy duyên gắn bó với nhà chùa, có thể tu vài năm, vài tháng, vài ngày, thậm chí chỉ 24 tiếng đồng hồ. Nhưng nhất định người con trai dân tộc Khmer phải trải qua thời gian tu mới được cộng đồng chấp nhận.
Với chúng tôi, truyền thống tu ấy đã tạo ra những “Thiên thần quét lá” cho cộng đồng, dù ít dù nhiều thì từ truyền thống này những người tu gieo duyên cũng đã ươm hạt giống Phật pháp với yếu chỉ từ bi, trí tuệ trong tâm mình…
Sau khi cạo đầu người con trai được gọi là Nec (rồng) và làm lễ nhận áo và khăn trắng tại chùa nơi mình đến tu
Sau lễ cạo đầu, người con trai sắp đi tu sẽ có buổi gặp mặt chia tay với bà con, bạn bè trước khi đi tu
Sáng ngày nhập tu, các gia đình có con cùng tu chung đợt sẽ tập hợp thành đoàn đông đúc cùng thẳng tiến đền chùa làm lễ nhập tu
Tại chánh diện, vị sư trụ trì sẽ thực hiện nghi thức lễ nhập tu cho từ Nec
Nec thắp nén nhang tỏ lòng thành kính trước sự chấp thuận nhập tu của su trụ trì
Sau hoàn tất các lễ nhập tu, người con trai sẽ bắt đầu cuộc sống tu hành, khất thực, học đạo và cả họ văn hóa