Nhà chùa dạy nghề khắc gỗ

Hơn một năm nay, chùa Phônôrôka, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng trở thành nơi dạy nghề khắc gỗ cho nhiều tăng sinh tầm sư học đạo. Mô hình này đang dần thu hút nhiều tăng sinh cũng như giới trẻ trong và ngoài tỉnh.

Tiếp chúng tôi, Sư Danh Hươl - Trụ trì chùa Phônôrôka cho hay: " Lần đến tham quan chùa Hang ở Trà Vinh, sư thấy ở đó có mở lớp dạy khắc gỗ, tác phẩm chim đại bàng xòe cánh, hình thú 12 con giáp, rồng phụng lượn quanh... đã mê mẩn bần tăng, nên nảy ý mời thầy Kiêng Kơng (gần 40 tuổi) đến truyền nghề cho xứ mình".

Tính đến nay, tại chùa đã có trên 30 học viên theo học, ngoài người trong tỉnh còn có các sư cùng giới trẻ ở Bạc Liêu, Kiên Giang, Vĩnh Long, An Giang đến học... Sau khi đã khá chắc nghề các học viên đã ra trường lập nghiệp, còn sư trong chùa vừa tu hành vừa học nghề.

Từ những rễ những rễ cây xấu xí trở thành những tác phẩm kiệt tác từ sự biến hóa (khắc gỗ) của những nhà sư chùa Phônôrôka
Từ rễ cây vô tri trở thành những tác phẩm có hồn nhờ bàn tay của những nhà sư chùa Phônôrôka

Quan sát tại nơi khắc gỗ chúng tôi nhận thấy có hàng chục tác phẩm được hình thành với những hình dáng và kích thướt lớn nhỏ khác nhau như rồng phụng bay lượn, 12 con giáp, đại bàng gắp cá, đại bàng bay lượn, chim bồ câu ngồi trò chuyện... Tất cả đều từ những rễ cây xấu xí đã bị bỏ đi hoặc những khúc gỗ phế thải chỉ dùng làm chất đốt, nhưng với sự sáng tạo và bàn tay khéo léo, vật vô tri vô giác đã được các nhà sư biến hóa (qua quá trình khắc gỗ) trở thành tác phẩm nghệ thuật giá trị.

Sư Lý Anh Tuấn (17 tuổi) tuy mới biết cầm cây đục nhưng tỏ ra có năng khiếu được thầy Kiên Kơng khen ngợi vì đã khắc được tượng 12 con giáp (chuột, trâu, mèo, heo, khỉ...) còn sư Thạch Sươl, Sơn Bal, Lý Cường, Thạch Đen... cũng đã nhận được đơn đặt hàng của khách có tiền trang trải học hành ở trường Trung cấp Pali Nam bộ.

Theo các nhà sư, để chế tác được tượng nhỏ phải mất hai ba ngày, còn tượng lớn phải mất đến vài tháng mới xong, giá trị mỗi sản phẩm dao động từ 500.000đ trở lên, có khi đến vài chục triệu đồng tùy vào chất liệu gỗ và tính thẩm mỹ của mỗi tác phẩm - sư trụ trì cho biết.

Và đây là sản phẩm đã được hoàn thành
Một vài sản phẩm đã được hoàn thành

Theo thầy Kiêng Kơng, người đã có trên 15 năm trong nghề gỗ cho biết "Muốn chọn nghề khắc gỗ trước nhất phải có sự đam mê, chịu khó, cần mẫn, tỉ mỉ, đặc biệt phải có bộ óc giàu tưởng tượng và bàn tay khéo léo mới có thể biến một khúc gỗ bình thường thành một tác phẩm nghệ thuật hoàn hảo ngoài ra còn phải dựa vào nhu cầu, yêu cầu, thú chơi của người mua. Nhưng thứ đó đòi hỏi người thợ phải biết phân chia kích cỡ, đo vẽ rồi dùng dụng cụ quen thuộc của nghề mộc là cưa, đục, bào, tiện...tất cả điều đòi hỏi sự kiên nhẫn, kĩ lưỡng vì nếu sơ suất vì làm mất đi vẻ đẹp của một tác phẩm".

Theo nhu cầu thị hiếu, chắc rằng trong thời gian sắp tới nghề khắc gỗ ở chùa Phônôrôka sẽ mở rộng ra hơn nữa, thu hút nhiều học viên theo học, qua đó tạo công ăn việc làm tăng thu nhập cho người dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.