Người mang giá trị đạo đức cổ vào trong thế giới ảo

GNO - Nhiều người, kể cả người nước ngoài, đều biết đến Pháp sư Học Thành, một nhà lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng của Trung Quốc. Pháp sư là trụ trì của ba ngôi chùa, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc kiêm Phó Chủ tịch Học viện Phật giáo Trung Quốc.

Vào đầu 2-2006, Pháp sư Học Thành thiết lập blog cá nhân của riêng mình. Thầy là nhà sư Trung Quốc đầu tiên thiết lập một và truyền bá Phật giáo trực tuyến trong giới Phật giáo Trung Quốc.

VCH.jpg

Pháp sư Học Thành, người mang giá trị đạo đức Phật giáo, lời Phật dạy vào thế giới ảo

Khi nhìn lên bầu trời, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Khi nghĩ về tương lai, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Khi bạn chăm sóc cho tất cả người già như là cha mẹ mình và quan tâm đến tất cả các trẻ em như là con cái của bạn, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Khi bạn quan tâm đến những khó khăn của một người nào mà bạn đang xung đột, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Làm cái tôi của bạn nhỏ hơn, và tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn- Pháp sư Học Thành 

Vào 11-4-2009, các tài khoản tiểu blog của thầy trên các trang sina.com.cn và qq.com đã được thiết lập, với hy vọng truyền bá chân giá trị của Phật giáo trong cộng đồng Internet rộng lớn. Vào ngày 17-2-2011, các tiểu blog này được phát triển thành nhiều ngôn ngữ.

Khi Pháp sư Học Thành đăng bài bằng tiếng Trung Quốc, hơn 170 dịch giả từ khắp nơi trên thế giới sẽ chuyển thông điệp của thầy sang tiếng Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc.

"Công nghệ truyền thông phát triển nhanh đã biến thế giới thành một ngôi làng toàn cầu. Con người đang sống trong một cộng đồng mà số phận của họ được liên kết với nhau. Sự cùng tồn tại trong hòa bình của các nền văn minh khác nhau đã trở thành một xu hướng không thể đảo ngược", Pháp sư Học Thành nói.

Thật quan trọng khi các nền văn minh khác nhau giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tình hữu nghị và chung tay phát triển, Pháp sư nói.

Cho đến nay, tiểu blog của Pháp sư được theo sau bởi nhiều người từ hơn 100 quốc gia. Hơn 200.000 người quý kính đã theo tiểu blog tiếng Trung Quốc của thầy (weibo.com/Xuecheng, và t.qq.com/xuechengfashi), sánh với sự nổi tiếng của một số ngôi sao điện ảnh. Thầy cũng có tài khoản Facebook và Twitter và là một người dùng đã đăng ký trên trang web tiểu blog ở một số nước, trong đó có Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga.

Khi được hỏi lý do tại sao thầy lại quyết định thành lập một tiểu blog, Pháp sư Học Thành cho biết điều đó khá tình cờ. "Một người bạn đã thiết lập một tài khoản tiểu blog cho tôi".

Nhưng thầy đã không quan tâm nhiều đến việc tiểu blog của mình đạt được những ảnh hưởng bất ngờ. Điều này làm dấy lên sự quan tâm của thầy đối với mạng Internet.

Thầy phát hiện Internet có thể kết nối Phật giáo và xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa con người và nhanh chóng lan rộng trí tuệ Phật giáo về lòng nhân từ, bình đẳng và hòa hợp.

"Mặc dù bản thân một tu sĩ không cần đến Internet trong thiền định, nhưng Internet rất quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo và mang lại lợi ích cho tất cả mọi người. Ngày nay, việc những người theo Phật giáo, công chúng và những người bạn nước ngoài nói chung, đến chùa nghe giảng dạy mỗi ngày là một điều không thực tế. Tuy nhiên, họ lại sử dụng máy tính mỗi ngày", Pháp sư Học Thành nói.

"Phật giáo phải theo kịp với thời gian và nắm bắt công nghệ hiện đại để thúc đẩy giáo huấn của Đức Phật một cách sáng tạo và thân thiện với người tiếp nhận".

Năm 1982, chàng thanh niên 16 tuổi Học Thành đã xuất gia làm sư ở chùa Quảng Hóa, Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến. Kể từ đó thầy đã dành toàn bộ cuộc đời mình cho Phật giáo.

Năm 1989, thầy trở thành vị trụ trì trẻ tuổi nhất tại Trung Quốc với bằng thạc sĩ. Sau đó vào năm 2004, thầy đã được chọn làm trụ trì chùa Pháp Môn, một ngôi chùa nổi tiếng thế giới ở huyện Phù Phong, tỉnh Thiểm Tây, nơi xá-lợi xương ngón tay của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn trí.

Sau đó, vào năm 2005, thầy trở thành viện trưởng của tu viện Long Tuyền 1.000 năm tuổi, nằm ​​ở chân Phụng Hoàng Lĩnh, một ngọn núi đẹp như tranh vẽ ở ngoại ô Bắc Kinh.

Giao lưu trực tuyến

Pháp sư Học Thành dành hai giờ trực tuyến mỗi ngày và trả lời các câu hỏi của Phật tử trong các lĩnh vực khác nhau như vấn đề nuôi dạy con cái, xung đột với đồng nghiệp hoặc thành viên gia đình, mất phương hướng và đau khổ trong cuộc sống.

Trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta chỉ có thể đạt được sự đồng thuận sau khi chúng ta giải quyết những tranh chấp. Sau đó, chúng ta có thể kết bạn và có niềm tin vào nhau- Pháp sư Học Thành chia sẻ.

Vào 20-3-2012, một cư dân mạng tên Aitaitong hỏi: "Làm thế nào để có thể xua tan những sự bất bình trong trái tim của con?". Pháp sư Học Thành trả lời: "Buông bỏ oán giận không phải là để tha thứ cho người khác, mà là để giải tỏa cho chính mình".

Cư dân mạng khác hỏi: "Con đã đối xử bạn bè của mình như anh em, nhưng những hành vi tử tế ấy hóa ra lại tự đánh bại mình. Họ nghĩ rằng con có động cơ ác đằng sau những hành vi của mình". Pháp sư Học Thành trả lời: "Một cái tâm trong sáng sẽ đủ để đối mặt với những sự hiểu lầm. Miễn là bạn có thiện chí, không cần quan tâm quá nhiều về những lợi ích và thiệt hại. Hãy tin vào cái tốt. Hãy tin vào nghiệp".

VCH 2.jpg

Pháp sư Học Thành trong niềm hoan hỷ khi tiếp chuyện với độc giả - Phật tử

Một số hỏi: "Làm thế nào con có thể mở rộng tâm trí của mình?". Pháp sư trả lời: "Khi nhìn lên bầu trời, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Khi nghĩ về tương lai, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Khi bạn chăm sóc cho tất cả người già như là cha mẹ mình và quan tâm đến tất cả các trẻ em như là con cái của bạn, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Khi bạn quan tâm đến những khó khăn của một người nào mà bạn đang xung đột, tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn. Làm cái tôi của bạn nhỏ hơn, và tâm trí của bạn sẽ trở nên rộng lớn hơn".

Người ta đang trở nên giàu có hơn nhờ vào sự phát triển kinh tế nhanh chóng. Cùng với xu hướng này, nhu cầu chữa bệnh tinh thần ngày càng tăng, do đó Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tất cả đều được chấp nhận, pháp sư Học Thành nói.

29-2-2012 đánh dấu kỷ niệm 30 năm xuất gia của Pháp sư Học Thành. Vào ngày hôm đó, cuốn sách của thầy có tựa đề 365 ngày tại Tu Viện Long Tuyền được xuất bản bằng tiếng Trung, tiếng Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Ban Nha.

Căn cứ vào nội dung của tiểu blog, cuốn sách mô tả cuộc sống hàng ngày tại tu viện Long Tuyền và cung cấp sự hiểu biết về Phật pháp của Pháp sư.

Theo kịp với thời gian

Nhận thấy rào cản ngôn ngữ đã ngăn chặn người nước ngoài trong việc tìm hiểu về điều kiện sống và suy nghĩ của các nhà sư Trung Hoa, Pháp sư Học Thành đã thành lập năm 2006 một trung tâm dịch thuật bao gồm các tình nguyện viên là các giáo viên đại học, dịch giả chuyên nghiệp và sinh viên ở nước ngoài trở về, nhằm chia sẻ những bộ kinh điển đa ngôn ngữ với công chúng.

Thầy nói: "Trong quá trình giao lưu văn hóa, chúng ta chỉ có thể đạt được sự đồng thuận sau khi chúng ta giải quyết những tranh chấp. Sau đó, chúng ta có thể kết bạn và có niềm tin vào nhau".

Phật giáo nên tồn tại theo cách được ưa thích và dễ dàng chấp nhận bởi công chúng. Giáo lý Phật giáo vẫn không thay đổi trong những năm qua, nhưng những người thực hành Phật giáo lại đang sống trong một xã hội hiện đại thay đổi nhanh chóng, Pháp sư Học Thành nói.

Vào một thời đại mà thế giới được làm đầy với những thách thức khác nhau bao gồm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, và sự thiếu hụt tài nguyên, Phật tử Trung Quốc cần nỗ lực để hàn gắn những vấn đề tinh thần của nhân loại, Pháp sư nói.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.