Hội đồng chấm luận án tiến sĩ Phật học cấp học viện cho nghiên cứu sinh do Hòa thượng TS Thích Thiện Tâm làm Chủ tịch Hội đồng.
Đề tài luận án được sự hướng dẫn khoa học của Hòa thượng TS Thích Bửu Chánh và Thượng tọa TS Thích Nhật Từ.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Phúc bảo vệ luận án trước hội đồng |
Sau phần thông tin về chương trình của buổi bảo vệ luận án tiến sĩ chính thức, công bố hồ sơ khoa học của nghiên cứu sinh, tác giả luận án đã trình bày kết quả nghiên cứu luận án của mình và trả lời các câu hỏi của các vị trong Hội đồng.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Phúc cho biết đối tượng nghiên cứu của luận án là y ca-sa trong truyền thống Phật giáo Theravāda. Ngoài ra, luận án còn mở rộng đối tượng nghiên cứu về pháp phục của Tăng Ni Phật giáo Bắc truyền, Khất sĩ và pháp phục tu nữ Theravāda tại Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Trình bày về mục đích nghiên cứu trong luận án của mình, nghiên cứu sinh cho biết làm rõ nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa của tấm y trong Phật giáo Theravāda từ góc nhìn liên ngành Phật học và sử học.
Hòa thượng Pháp Tông nhận xét luận án |
Theo đó, các vị phản biện cũng như thành viên Hội đồng chấm luận án, người hướng dẫn khoa học đánh giá cao tính cấp thiết và ý nghĩa đề tài đáp ứng nhu cầu của một công trình khoa học, đề tài mới không trùng lặp, nghiên cứu rất nghiêm túc công phu của tác giả luận án. 6/7 thành viên Hội đồng chấm luận án đạt kết quả khá.
Đại đức Thích Định Phúc tri ân đến chư vị Hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ Phật học cấp học viện |
Chia sẻ với PV Báo Giác Ngộ sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ Phật học đầu tiên thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, Đại đức Thích Định Phúc cho biết, nghiên cứu về y ca-sa là một đề tài khó, cần phải tìm nguồn tài liệu từ tiếng Thái, Pali mới đủ thông tin để viết bài.
“Với đề tài y ca-sa tôi muốn nêu cao vai trò của tấm y, vì nó là pháp phục của tu sĩ, không chỉ là áo để mặc, còn là đánh giá người tu như thế nào, đạo đức, oai nghi, tế hạnh như thế nào. Vì thế, y ca-sa là một pháp tu tập, thực hành dành cho các vị tu sĩ Phật giáo. Và qua công trình nghiên cứu cũng đã thúc đẩy được niềm tin nơi tôi trong việc thực hành của mình trong đời sống xuất gia”, Đại đức Thích Định Phúc bày tỏ.
Thượng tọa Thích Đồng Văn, Trưởng phòng Sau đại học |
Thượng tọa TS Thích Đồng Văn, Trưởng phòng Sau đại học của Học viện cho biết, chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học bắt đầu từ năm 2019 đến nay (2023), hiện đang đào tạo 4 khóa với 40 nghiên cứu sinh. Thời gian đào tạo tối thiểu là 3 năm, tối đa 6 năm.
Chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học gồm các chuyên ngành Triết học, Sử học, Luật học, Pali, Phật giáo Việt Nam… Các nghiên cứu sinh sẽ học các học phần lý thuyết, sau đó mới trình đề cương chi tiết, các chuyên đề theo quy định của Bộ Giáo dục. Sau khi đề cương chi tiết được thông qua theo quy định, nghiên cứu sinh mới tiếp tục trình luận án.
Thượng tọa cũng cho biết, theo quy định mới của Hội đồng Điều hành Học viện thì các nghiên cứu sinh trong chương trình đào tạo tiến sĩ Phật học phải có ít nhất 2 bài thuyết trình trong Hội thảo khoa học của Học viện.
Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Chủ tịch Hội đồng bảo vệ Luận án tiến sĩ điều hành chương trình |
Chư tôn đức Học viện, hướng dẫn khoa học, nghiên cứu sinh, học viên |
Thư ký Hội đồng công bố lý lịch khoa học |
Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Phúc |
Thượng tọa TS Thích Viên Trí nhận xét luận án |
Chư tôn đức hướng dẫn khoa học luận án |
Hòa thượng Danh Lung nêu câu hỏi đến nghiên cứu sinh |
Thượng tọa TS Thích Chơn Minh nhận xét luận án |
Hòa thượng TS Thích Bửu Chánh phát biểu |
Lưu niệm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp học viện lần đầu tiên thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM |