Nghiên cứu Phật giáo giúp ích cho sinh viên

GNO - Giảng dạy và nghiên cứu cấu thành nên các nhiệm vụ chính của một trường đại học. Giảng dạy, tất nhiên, là để phổ biến kiến ​​thức. Nghiên cứu, mặt khác, là để tạo ra những kiến thức mới.

Nhưng kiến thức có làm cho một người khôn ngoan hơn hoặc hạnh phúc hơn? Câu trả lời là có nhưng không phải luôn luôn như vậy.

1--dai-hoc-hong-kong_485x340.jpg

Đại học Hồng Kông - nơi có Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo

Thật không khó để tìm những người có kiến thức phong phú, chuyên nghiệp hay những người thường không hạnh phúc. Cảm giác của sự bất hạnh có thể đến từ áp lực trong cuộc sống, hoặc từ sự không phù hợp giữa kỳ vọng và kết quả. Hầu hết chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc đôi khi, nhưng điều này không phải luôn luôn bền vững.

Các trường đại học đang tăng cường yếu tố nhân văn trong các chương trình giáo dục và đào tạo của họ, với các tên gọi như học văn hóa hay giáo dục tự do, để mở rộng tầm nhìn và nâng cao chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) của sinh viên. Hy vọng rằng một EQ cao sẽ giúp sinh viên đối phó với những áp lực của cuộc sống, và vì thế sẽ có một cuộc sống hạnh phúc hơn.

Một số người chuyển sang các khóa học về Phật pháp để giúp họ thực hiện được mục tiêu đó. Họ thường quan tâm nhiều hơn vào lĩnh vực triết học chứ không phải lĩnh vực tôn giáo trong Phật giáo. Nói cách khác, họ đang cố gắng tìm kiếm sự khôn ngoan chứ không chỉ là kiến thức.

Hơn một thập kỷ trước đây, Đại học Hồng Kông đã thành lập một Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo và đưa ra chương trình đào tạo Tiến sĩ Phật học.

Chương trình rất được ưa thích và luôn vượt mức đăng ký. Cựu sinh viên của chương trình bao gồm nhiều người có thành tích cao của thành phố, bao gồm cả những công chức cao cấp, luật sư, bác sĩ và các nhà lãnh đạo kinh doanh. Nó cũng thu hút nhiều ứng viên người nước ngoài.

Việc gia tăng sự quan tâm trong nghiên cứu Phật giáo, tất nhiên, không chỉ giới hạn ở Hồng Kông.

Paul Harrison, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của trường đại học, cho biết sinh viên quan tâm nghiên cứu Phật giáo chưa bao giờ sôi nổi như lúc này. Không phải tất cả họ đều muốn trở thành Tăng sĩ, nhưng họ đã thực sự quan tâm về việc tăng cường EQ trong một thế giới cạnh tranh cao.

Điều này cũng đúng ở các trường đại học quốc tế hàng đầu khác như Harvard, Yale, Princeton, Oxford và Cambridge.

Trong mối liên quan này, người ta cũng có thể thấy sự gia tăng cao của Phật giáo ứng dụng so với các nghiên cứu thuần túy lý thuyết khác. Ví dụ, tại Đại học Hồng Kông, nghiên cứu (bao gồm cả nghiên cứu tiến sĩ) kéo theo các chủ đề nghiên cứu Phật giáo ứng dụng như tác động của thiền định đối với khoa học thần kinh, sản khoa, điều trị người nghiện ma túy và bệnh nhân tâm thần, tư vấn và hòa giải. Các chủ đề như thúc đẩy hợp tác giữa các khoa và các đơn vị học thuật.

Hồng Kông luôn luôn là nơi phương Đông gặp gỡ phương Tây. Ngày nay, nó cũng là một điểm gặp gỡ của ba trường phái chính của Phật giáo - Nguyên Thủy, Trung Quốc và Tây Tạng. Thành phố cũng đã thiết lập một điển hình khá tốt cho việc thúc đẩy các cuộc đối thoại liên tôn và chung sống hòa bình giữa Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo trong nhiều năm.

Lee Chack-fan

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.