Tượng đài Phật tử Quách Thị Trang nằm bên tượng đài Trần Nguyên Hãn
(Q.1, TP.HCM) - biểu tượng hòa bình của Phật tử, người dân TP.HCM 50 năm qua
Theo đó, phương án di dời tượng đài bán thân liệt nữ Quách Thị Trang thuộc dự án “Bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư để xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên trên địa bàn Q.1”.
Theo báo cáo phương án di dời tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang của Sở Văn hóa - Thể Thao & Du lịch TP.HCM gởi UBND TP.HCM ngày 25-6-2014, kiến nghị UBND TP.HCM chấp thuận phương án di dời tượng đài đến Bảo tàng TP.HCM (đường Lý Tự Trọng, Q.1) quản lý và trưng bày sẽ phù hợp hơn so với phương án di dời đến Bảo tàng Lịch sử Nam bộ (Thảo Cầm Viên) như đề xuất của UBND Q.1.
Như vậy, tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang sẽ bị di dời đến một trong hai địa điểm trên phụ thuộc vào quyết định của UBND TP.HCM trong thời gian tới.
Được biết, tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang được xây dựng vào tháng 8-1964, đây là tượng đài kỷ niệm nơi sự kiện Phật tử Quách Thị Trang (Pháp danh Diệu Nghiêm) bị bắn chết khi mới 15 tuổi trong cuộc đấu tranh cùng với 5.000 sinh viên - học sinh Sài Gòn nhằm chống lại chính sách “thiết quân luật” của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa vào ngày 25-8-1963.
Tượng đài liệt nữ Quách Thị Trang tại công viên trước chợ Bến Thành (Q.1) đã trở thành biểu tượng hòa bình thân thuộc của Phật tử, người dân TP.HCM trong 50 năm qua.
Trước khi có kết luận cuối cùng về địa điểm dời tượng đài này, Giác Ngộ online mời quý độc giả ngắm lại tượng đài Quách Thị Trang do PV Giác Ngộ thực hiện:
Toàn cảnh góc vòng xoay công viên - nơi an trí tượng đài Quách Thị Trang
Giữa Sài Gòn nhộn nhịp, tượng đài uy nghiêm, nằm ở đó yên bình suốt 50 năm. Sắp tới đây, hình ảnh này sẽ không còn vì được di dời để phục vụ cho việc xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP.HCM
Tấm bia ghi "Liệt nữ Quách Thị Trang. Pháp nạn 1963 - Phật lịch 2514 - Tổng vụ Thanh niên GHPGVNTN" đã mòn theo thời gian, chứng tích của phong trào đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị Phật giáo
Hình ảnh sáng rực của liệt nữ Quách Thị Trang, vị pháp ngã xuống năm 1963
khi tuổi đời mới 15 - đã trở thành biểu tượng hòa bình giữa trung tâm Sài Gòn
Những du khách nước ngoài rồi sẽ không còn được thấy một địa điểm
tham quan này nữa trên những tấm bản đồ quen thuộc suốt bao nhiêu năm qua
Ở góc này nhìn qua, dấu tích tượng đài Trần Nguyên Hãn
và tượng đài Quách Thị Trang sẽ không còn nữa trong nay mai...