Vị trụ trì của ngôi chùa ở phía Đông Bắc của thành phố Thượng Hải này bắt đầu công việc cưu mang chó mèo vào năm 1993, tám năm sau khi thầy xuất gia. Thầy cho biết trong những năm gần đây, số lượng động vật đi lạc và bị thương gia tăng một cách đột biến, mà theo thầy, đây là kết quả của việc những người nuôi thú cưng bỏ rơi những con vật không được yêu thích.
“Tôi phải cứu chúng, vì nếu không thì chúng chắn chắn sẽ chết”, vị thầy 51 tuổi cho biết.
Thầy tự tay chăm sóc những con vật bị người ta bỏ rơi, bị đói và bệnh tật |
Nhiều năm trước, ở Trung Quốc rất ít người nuôi chó hoặc mèo để làm thú cưng. Chúng chủ yếu được nuôi ở các vùng nông thôn để bắt chuột hoặc giữ nhà. Nhưng cùng với sự bùng nổ kinh tế tại Trung Quốc, thị trường vật nuôi gia đình ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, một số giống vật nuôi tăng hoặc giảm nhanh chóng khi xu thế kiểu mẫu về vật nuôi, thị hiếu thay đổi theo thời gian. Thầy Chí Hiến cho biết một số người vứt bỏ thú cưng đơn giản chỉ vì không còn muốn chăm sóc chúng nữa. Theo Tân Hoa xã, có khoảng 50 triệu con vật bị vứt bỏ và lang thang ở Trung Quốc vào năm 2019, và cứ mỗi năm, con số đó lại tăng gấp đôi.
Những con vật được cứu, sau đó sẽ được đem về ngôi chùa của thầy, hay đến một nơi chăm sóc vật nuôi do thầy điều hành ở Thượng Hải, hoặc những gia đình cần vật nuôi trên khắp thế giới.
Nhiều người ở Trung Quốc nuôi chó mèo làm thú cưng theo thị hiếu, rồi bỏ rơi chúng khi không còn thích nữa |
Thầy ước tính rằng có khoảng một phần ba số chó được cứu đã quá ốm yếu hoặc bị thương nặng không thể sống sót được. Mặc dù không chuyên nghiệp như một bác sĩ thú y, nhưng vì tình thương đối với những con vật ốm yếu, thầy đã dành thời gian để chăm sóc trực tiếp những con vật mà thầy có thể tiếp xúc.
Một số tình nguyện viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh đã sử dụng mạng xã hội để làm quen với những người yêu động vật trên khắp thế giới, tìm kiếm những ai có thể nhận nuôi và chăm sóc cho chúng. Tính từ năm 2019, họ đã tìm được nhà cho khoảng 300 chú chó ở Canada, các nước ở châu Âu và Hoa Kỳ.
Nghĩ về những chú chó đã được đưa ra nước ngoài, Thầy Chí Hiến cho biết: “Tôi nghĩ giờ đây chúng được an ổn, và tôi cảm thấy rất vui vì điều đó. Dĩ nhiên, tôi cũng nhớ chúng, nên nếu có cơ hội, tôi muốn ra nước ngoài thăm chúng.”
“Quyết định xuất gia của tôi không phải vì sự can thiệp của bất kì một vị thần thánh nào đó mà chỉ vì tôi tin tưởng vào lối sống này. Ban đầu, tôi cũng cảm thấy mơ hồ về ý nghĩa của Đạo Phật, nhưng sau một thời gian, tôi hiểu ra rằng theo Phật không phải chỉ là quỳ trước một bức tượng mà còn phải làm gì đó để giúp đỡ chúng sinh và xã hội.” Thầy Chí Hiến trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây.