GNO - Hơn 100 hành giả Tăng ở các trú xứ trên địa bàn Q.4 và các nơi đã cùng nhau trở về trường hạ chùa Long Bửu (đường Khánh Hội, Q.4, TP.HCM) để sống chung tu học, thúc liễm thân tâm, nghiêm trì giới luật trong 3 tháng an cư.
Năm nay, trường hạ chùa Long Bửu cung thỉnh Hòa thượng Thích Nhựt Hiển, Chứng minh Ban Trị sự Phật giáo Q.4 làm Chủ hương; Hòa thượng Thích Thiện Minh làm Thiền chủ; cùng Hòa thượng Thích Hạnh Ngộ, Thượng tọa Thích Minh Bảo làm Hóa chủ để hướng dẫn các hành giả tu học.
Được biết, trong 3 tháng an cư này, trường hạ chùa Long Bửu tổ chức Bố-tát tụng giới theo định kỳ một tháng 2 lần vào ngày 15 và 30 âm lịch. Ban Chức sự cũng cung thỉnh các vị giảng sư mỗi tháng 2 kỳ đến trường hạ để giảng pháp cho các hành giả an cư.
Ảnh sinh hoạt tu học tại trường hạ chùa Long Bửu:
|
Các hành giả trường hạ chùa Long Bửu (Q.4) trong một lần chụp hình lưu niệm cùng Hòa thượng Thích Lệ Trang khi ngài đến giảng pháp |
|
Theo thời khóa của trường hạ, mỗi ngày vào lúc 3 giờ 30 khuya, toàn thể đại chúng thức dậy để chuẩn bị cho thời khóa công phu theo truyền thống thiền môn lúc 3 giờ 45 phút |
|
Thời khóa này đều được chư Tăng thực hiện một cách nghiêm túc và tự giác |
|
Đại chúng cùng nhau kinh hành, niệm Phật trong chánh niệm theo pháp môn Tịnh độ phổ biến trong đời sống hành trì của Phật giáo Việt Nam |
|
Bước đi chánh niệm theo tiếng niệm Phật |
|
Đi kinh hành niệm Phật nhằm tập trung tâm ý, sống với thực tại trong từng sát-na, tránh để tâm thức vọng động, chạy theo những ý niệm liên miên không dứt |
|
Mỗi ngày, các hành giả sẽ trì tụng những bộ kinh, sám là kinh Pháp hoa, Lương Hoàng sám và trì chú Đại bi vào buổi sáng, chiều và tối |
|
Tụng kinh không chỉ có ý nghĩa giúp người trì tụng hiểu rõ nghĩa lý kinh sách, lời dạy của Đức Phật |
|
Mà còn giúp cho khẩu được thanh tịnh, tâm ý được sáng suốt, trí tuệ phát sinh |
|
Ngoài các thời khóa công phu hàng ngày, Ban Chức sự trường hạ chùa Long Bửu định kỳ mỗi tháng 2 lần đều cung thỉnh các vị giảng sư đến thuyết pháp cho đại chúng |
|
Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Thông, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh quang lâm nói về ý nghĩa của việc giữ gìn giới luật đến các hành giả an cư |
|
Hòa thượng Thích Lệ Trang, Trưởng ban Nghi lễ T.Ư, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong một buổi thuyết pháp với đại chúng tại hạ trường chùa Long Bửu |
|
Các hành giả tập trung, lắng lòng nghe pháp |
|
Chư Ni các tự viện trên địa bàn quận cũng vân tập về hạ trường chùa Long Bửu để cùng tham dự các thời pháp thoại |
|
Sau thời tụng kinh hoặc pháp thoại, các hành giả theo sự phân công của Ban Chức sự chuẩn bị cho buổi lễ quá đường |
|
Một hành giả đang chuẩn bị thức ăn cho đại chúng |
|
Việc hành đường với sự sắp xếp chén, bát, đũa, muỗng trên bàn ăn được chư Tăng thực hiện một cách cẩn thận, ngay ngắn |
|
Việc này không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn thể hiện sự chú tâm, định tâm của người làm |
|
Đây là cơ hội để các hành giả rèn luyện tâm ý của mình trong từng hành động |
|
Một Phật tử đang chuẩn bị thức ăn dâng cúng các vị tổ thầy |
|
Sau khi hoàn thành, đại chúng bắt đầu vân tập về trai đường để thực hiện nghi thức quá đường |
|
Dâng phạn thực, trà lên chư Tổ |
|
Ban Chức sự thực hiện nghi thức quá đường |
|
Quá đường là ăn cơm trưa trong thiền môn. Theo từ điển Phật học Huệ Quang định nghĩa: “Quá đường, còn gọi là Thượng đường hay Phó đường, nơi Tăng chúng đến thọ thực mà tâm không tham” |
|
Hành giả cần phải thuộc lòng các bài kệ chú để áp dụng trong bữa ăn, từ đó giúp mình giữ gìn chánh niệm, không hướng ngoại, vọng tưởng, mơ màng trong lúc ăn |
|
Cử bát cúng dường |
|
Một vị Sa-di thực hiện nghi thức cúng đại bàng trước phần thọ thực của chư Tăng |
|
Bên cạnh việc tu học để trau dồi thân tâm của mình, làm nơi nương tựa cho hàng Phật tử, chư Tăng còn hỗ trợ cho các tín đồ thực hiện các nghi thức cúng linh |
|
Giúp họ được an tâm cũng như cầu nguyện cho người thân đã mất của họ sớm được siêu thoát |
|
Trong 3 tháng an cư thì sự hộ trì của hàng cư gia bá tánh là điều vô cùng trọng yếu để giúp các hành giả an tâm tu học |
|
Đây cũng là cơ hội để Phật tử gieo duyên lành với Tam bảo, ngỏ hầu tạo chút ít công đức làm tư lương cho con đường hành thiện của mình |
|
Việc chấp tác cũng được các hành giả chú trọng thực hiện trong thời gian an cư của mình |
|
Các công việc thường ngày của các hành giả là quét dọn, lau chùi chỗ thờ Phật, chánh điện, nhà ăn, khu nghỉ ngơi, cũng như tưới cây, giặt áo quần, dọn dẹp nhà vệ sinh |
|
Việc này góp phần tạo thêm nhiều phước lành cho mỗi hành giả cũng như nâng cao sức khỏe của bản thân để hỗ trợ con đường tu học của mình |
|
Hình ảnh một chư Tăng đang rửa bát sau khi thọ trai |
|
Bên cạnh việc chấp tác, thời gian rãnh rỗi thì các hành giả đọc kinh sách, trau dồi thêm sở học của mình trong 3 tháng an cư |
|
Có thể nói 3 tháng an cư sẽ là những dấu ấn đáng ghi nhớ nhất trong cuộc đời tu học của hành giả, nếu tạo ra được những bước ngoặt trong quá trình chuyển hóa tâm, đánh dấu những thành tựu pháp lạc trong sự hành trì |