Điều này cho thấy ông Guterres đã nhận ra sự cần thiết và quan trọng của các ý kiến đóng góp và phản hồi từ phía các nhà lãnh đạo thanh niên quốc tế trong việc giải quyết 17 mục tiêu phát triển bền vững liên quan đến kế hoạch hành động khí hậu. Điểm chung của hầu hết các mục tiêu này là phát triển môi trường bền vững và chống biến đổi khí hậu. Không những trong tương lai, con em chúng ta sẽ “kế thừa” Trái đất, mà trong chính thời điểm này, chúng đang thực hiện quyền kế thừa theo những phương thức cấp bách và cần phải giải quyết các vấn đề hiện tại ngay lập tức.
Chúng ta có thể nêu ra một số thành viên của Hội đồng Cố vấn Thanh niên của Liên Hiệp Quốc cũng như các nhà hoạt động thanh niên khác từ châu Á và châu Phi, những nhân vật này có thể không nổi tiếng nhưng vẫn âm thầm tạo ra ảnh hưởng trong cộng đồng của họ.
Một trong những thành viên mới là Archana Soreng thuộc bộ tộc bản địa Khadia đến từ quận Sundergarh ở Odisha, Ấn Độ. Soreng là cán bộ nghiên cứu tại Vasundhara Odisha đồng thời là nhà lãnh đạo vì khí hậu. Theo quan điểm của riêng mình, cô cảm thấy rằng “để xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn sau đại dịch Covid, điều quan trọng là các cộng đồng bản địa phải nhận thức được vai trò liên đới của họ trong việc bảo vệ môi trường, chính môi trường sẽ tác động trực tiếp và lâu dài đến cuộc sống của họ”.
Archana Soreng là cán bộ nghiên cứu tại Vasundhara Odisha đồng thời là nhà lãnh đạo vì khí hậu |
Diễn giả đồng thời là nhà hoạt động khí hậu, Vanessa Nakate đã tự nghiên cứu và tự giáo dục bản thân trong nhiều năm xung quanh các vấn đề môi trường và chính trị. Trước việc mùa màng thất bát, đợt nắng nóng kỷ lục, nạn phá rừng gia tăng và gần đây là dịch châu chấu ở Đông Phi, nơi cô sinh sống, Nakate cảm thấy mình không thể đứng nhìn nếu không tự mình lên tiếng. Tham gia các cuộc đình công Fridays for Future và Uganda Rise Up ở trường học, Nakate là người đi đầu trong phong trào thanh niên quốc tế hoạt động vì khí hậu.
Arshak Makichyan là một nhà hoạt động khí hậu người Nga gốc Armenia nhiệt tình và thẳng thắn. Anh hăng hái nói về các hoạt động vì khí hậu, thẳng thắn chỉ ra những vấn đề nghiêm trọng như cháy rừng trên diện rộng, nạn đói, mực nước biển dâng cao, và nhiệt độ tăng lên sẽ ảnh hưởng đến trẻ em hôm nay và mai sau. Anh là đại diện quan trọng cho giới trẻ Nga trong việc bày tỏ sự tức giận và lo sợ về biến đổi khí hậu.
Arshak Makichyan là một nhà hoạt động khí hậu người Nga gốc Armenia |
Ou Hongyi là một nhà khí hậu 18 tuổi ở Quế Lâm, Trung Quốc. Lo ngại về ô nhiễm, khí thải, lũ lụt và các trường hợp khẩn cấp khác liên quan đến khí hậu ở Trung Quốc, Hongyi thậm chí đã đi ngược lại mong muốn của cha mẹ cô để cùng tham gia với những người ủng hộ khí hậu khác trên thế giới. Cô đã bị ảnh hưởng rất nhiều bởi bộ phim năm 2006 của Al Gore, An Inconvenient Truth và kể từ khi xem nó ở tuổi 16, cô đã nhiều lần chứng minh cho mọi người thấy về tình trạng khẩn cấp của khí hậu.
Fatou Lamin Jeng là một nhà lãnh đạo và giáo dục thanh niên về vấn đề khí hậu và giới. Là thành viên của Clean Earth Gambia, đồng thời là diễn giả của UNFPA Youth Day International vào mùa hè năm 2020, Jeng đã đưa các cuộc đối thoại về vấn đề này lên hàng đầu.
Kisha Erah Muaña là một nhà lãnh đạo nhiệt thành nhằm bảo vệ khí hậu ở Philippines, nơi mà vô số vấn đề đang nổi lên như sự nóng lên toàn cầu, mực nước biển dâng cao, xói mòn đất, ô nhiễm nước, nghèo đói, hoạt động băng đảng và bạo lực. Bên cạnh đó, nạn phá rừng, siêu bão và động đất đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến Philippines. Với tư cách là người phát ngôn thanh niên của khu vực Cebu, Muaña cho biết: “Tôi cảm thấy rất vui khi được đại diện cho đất nước trong một sự kiện lớn để nói lên quan điểm của mình về các trường hợp khẩn cấp đối với khí hậu.
Tất cả những nhà lãnh đạo đang ở lứa tuổi thanh niên này và nhiều người khác nữa đã mang đến cho chúng ta một nguồn cảm hứng để nhanh chóng có những hành động chống lại biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ tương lai của hành tinh này và của tất cả các dân tộc, chủng tộc, loài và quốc gia. Chúng ta sẽ sáng suốt hơn nếu dựa vào lời khuyên của những người bản xứ, những người đang bị gạt ra ngoài lề xã hội, những người biết rõ nhất hậu quả của sự vô trách nhiệm”. Như Archana Soreng đã nhận xét: “Tổ tiên của chúng ta đã bảo vệ rừng và thiên nhiên qua nhiều thời đại bằng kiến thức và cách thực hành truyền thống của họ. Giờ đây, chúng ta phải trở thành những người đi đầu trong việc chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu”.