Losar – Lễ hội năm mới của người dân Tây Tạng

Giác Ngộ - Nhận lời mời của Giám đốc Hệ thống phát hành Văn hóa phẩm Phật giáo Hoàng Thần Tài, chúng tôi đến tham dự tiệc buffet chào mừng Lễ hội Losar – Lễ hội năm mới của người dân Tây Tạng được tổ chức tại Nhà hàng chay và cà phê Tây Tạng tại quận 1, TP.HCM. 

WWWTL (4).JPG

Hóa thân Lục Độ Mẫu với vũ điệu Tara

WWWTL (3).JPG

Hóa thân Kim Cang Thủ Bồ tát với vũ điệu Vajrapani

Đón chúng tôi là một vị cư sĩ Mật tông sắc phục Tây Tạng (hệ phái Mũ đỏ) tên Ngalwang Cholang, và theo nghi lễ chúng tôi được choàng một chiếc khăn cát tường màu trắng có tên là Kata, đây là nét đặc thù của Tây Tạng cùng với câu chúc mừng năm mới tốt lành, trên khăn có 8 biểu tượng cát tường chúc phúc cho khách may mắn, thuận lợi cả năm. Kế đó vị cư sĩ hướng dẫn chúng tôi cách dùng những thảo mộc theo truyền thống Tây Tạng để cúng dường Chư Phật và trời đất mà trong Mật tông sẽ gọi là “cúng lửa” nếu vào buổi sáng, với mong cầu cho những điều cát tường, xua tan đi những xui rủi trong năm cũ và đón nhận những điều tốt lành trong năm mới. Sau đó, giới thiệu loại bánh bột ống trong đó có câu thần chú và mật ngữ tiên tri về năm mới dành cho khách, chúng tôi bẻ bánh để nhận câu thần chú dành cho mình và dùng bánh này theo truyền thống Tây Tạng là chấm vào những loại gia vị như mật ong hay đường để ăn.

Buổi lễ diễn ra lúc 19 giờ 50, vị cư sĩ Ngalwang Cholang, rung chuông tay từ tầng trệt lên tầng 2 và đi xuống, kế đó khai nhạc vũ điệu Yogini vang lên và xuất hiện một hóa thân Không Hành Thánh Mẫu (Vajra Yogini) là một trong các hiện thân quan trọng của Dakani – Hộ pháp và là bổn tôn của giáo lý Mật thừa Phật giáo Tây Tạng. Vajrayogini – tượng trưng cho hạnh phúc của phúc lạc tánh Không và vũ điệu này cầu chúc cho sự thành tựu hạnh phúc một cách tự nhiên. 

WWWTL (1).JPG

Cư sĩ Ngalwang Cholang hướng dẫn sử dụng bánh

Sau hồi chuông rung thứ hai, nhạc vũ điệu Vajrapani vang lên và xuất hiện một hóa thân Kim Cang Thủ Bồ tát (tiếng Phạn: Vajrapani), là hiện thân về sức mạnh bạt trừ chướng ngại, hiện thân về uy mãnh của chư Phật (hai hiện thân còn lại chính là Đức Quan Thế Âm – hiện thân từ bi tâm và Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát – hiện thân của trí tuệ). Vũ điệu này mô phỏng hình ảnh hung nộ nhằm đẩy lui các chướng ngại của lục căn.

Hồi chuông thứ ba vừa dứt là nhạc vũ điệu Tara của Tây Tạng, xuất hiện một hóa thân Lục Độ Mẫu (Arya Tara), theo truyền thuyết đây là một hóa thân từ bi của Đức Quan Thế Âm, tượng trưng cho từ bi tâm của chư Phật mười phương. Tara có 21 hóa hiện thân cơ bản khác nhau nhằm đáp ứng các nguyện vọng từ tâm của chúng sanh. Vũ điệu Tara nhằm cầu chúc thành tựu các ước muốn về sự phú túc và trưởng dưỡng tâm hồn.

WWWTL (2).JPG

Choàng khăn cát tường Kata cho khách dự lễ hội

Buổi lễ đón mừng năm mới kết thúc, chủ và khách xuống tầng trệt dùng buffet chay nấu phỏng theo các món ăn Tây Tạng.

Quý Phật tử muốn tìm hiểu sâu về Phật giáo Tây Tạng hãy đến với Hệ thống phát hành văn hóa phẩm Phật giáo Hoàng Thần Tài tại 54A Hoa Lan, P.2, Q. Phú Nhuận, TP. HCM, ĐT: (08)35030269 để chiêm ngưỡng các tôn tượng, mantra, pháp khí, chọn lựa vật dụng cúng dường lên Đức Phật theo nghi thức Tây Tạng và kinh sách cũng như được hướng dẫn và giải thích sâu về hoạt động Mật giáo Tây Tạng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.