"Lời tiên tri của giọt sương" - cuộc chơi mới của nhà văn Nhật Chiêu

GNO- Tối 27-10, các bạn trẻ yêu thích văn học và quan khách một lần nữa hồ hỡi đón nhận cuốn truyện tiếp theo của nhà văn, nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học phương đông Nhật Chiêu trong buổi giao lưu và ký tặng tác phẩm mới do Công ty sách Phương Nam tổ chức tại Cung văn hóa Lao Động (Q.1, TP.HCM).

DSC_0002.JPG
Nhà văn Nhật Chiêu trong buổi giao lưu,
 tặng chữ ký cho tác phẩm mới- Ảnh: H.D
DSC_0006.JPG

Các bạn trẻ đọc Lời tiên tri của giọt sương- Ảnh: H.D

Không  khỏi ngạc nhiên và tò mò bởi lẽ quyển sách song ngữ Việt – Anh quá “gợi” ở cả tên truyện cũng như thể loại của nó, truyện tuyệt ngắn và truyện một câu- LỜI TIÊN TRI CỦA GIỌT SƯƠNG. Và khi đã cầm trên tay Lời tiên tri rồi thì sẽ muốn mở nó ra và đọc ngay.

Quyển sách chia làm nhiều phần: Truyện nhỏ, truyện lạ, truyện đêm, truyện đâu, truyện hư, truyện mê, truyện ai, truyện chơi và truyện thời. Trong mỗi phần là nhiều truyện được thể hiện với ngôn ngữ cực ngắn, ngắn đến không thể ngắn hơn. Có truyện cô đọng chỉ duy nhất một từ “Đất” và truyện dài nhất “Sóng” cũng chỉ có 169 từ.

Có những ý kiến của bạn đọc trẻ tại buổi giao lưu cho rằng cuốn sách cần có kiến thức nền để hiểu và cảm thụ, cũng có ý kiến cho rằng đọc Lời tiên tri của giọt sương chẳng hiểu gì nhưng phần đông bạn đọc cảm thấy rất thú vị và thích thú khi đón nhận quyển sách.

Điều đó cũng thật dễ hiểu, nếu ai đã từng đọc qua truyện của Nhật Chiêu, một kiểu viết văn như

_0010.JPG

Tác giả Nhật Chiêu

Sinh năm 1951 tại Sài Gòn

Là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học, dịch giả, nhà văn

Tác phẩm đã xuất bản:

Nhà ăn gió và quả chuông bay đi

Mưa mặt nạ

Viết tên lên nước

Hiện là giảng viên của nhiều chuyên đề văn học, văn hóa tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP và giảng viên thỉnh giảng của nhiều trường đại học TP.HCM.

chơi nhưng khéo léo, minh triết,  nghệ thuật và bạo liệt ở kiểu viết xâu kết ngôn ngữ tạo ra nhiều tầng ý nghĩa, giàu hình ảnh và dạt dào cảm xúc. 

Viên Trân, nhà nghiên cứu trà đạo Việt Nam chia sẻ, đọc Lời tiên tri của giọt sương như đang thưởng thức một tách trà, ở đó có cảm giác của sự trải nghiệm, lắng nghe, cảm nhận vị của nó bằng tất cả xúc giác và tình cảm.

ĐĐ.Thích Thanh Thắng thì nói đùa rằng, Nhật Chiêu luôn có những “chiêu độc” mới lạ ở mỗi tác phẩm được ra mắt bạn đọc. Thầy chia sẻ với các bạn trẻ về cách đọc, cảm thụ tác phẩm của Nhật Chiêu, đặc biệt với Lời tiên tri của giọt sương, tùy vị trí và nhận thức, kinh nghiệm, thời gian, bối cảnh... mỗi người sẽ có một cách hiểu, "giải mã" nhiều tầng nghĩa có thể rất thực tế mà cũng có thể hết sức uyên áo được gợi qua mỗi tác phẩm.

Tác giả Nhật Chiêu bộc bạch, tron Lời tiên tri của giọt sương, ông đã vận dụng thủ pháp những khoảng trống, như hội họa cổ điển phương Đông và trong thơ Haiku, bởi lẽ nhà văn là người am tường, đã dịch và dùng ngôn ngữ cô đọng ra hàng ngàn bài Haiku của Nhật Bản. Mà mỗi bài Haiku không quá 17 âm tiết, Lời tiên tri của giọt sương cũng vậy, ngôn ngữ diễn đạt cực ngắn, cô đọng, có những câu chuyện chỉ một âm tiết, hoặc vài âm tiết liên kết lại với nhau giàu hình ảnh, đa ngữ nghĩa, tạo cảm xúc khác lạ mà “chứa đựng” một khoảng trống mênh mông. Ở đó là khoảng trống để người đọc tự tưởng tượng, tự nghiền ngẫm, tự bay bổng…

Dễ dàng nhận ra các nhân vật quen thuộc như Tố Như, Tấm, Tố Nữ, vua Lear, Sita, Tây Thi… một lần nữa làm nhân vật nhưng là nhân vật của Lời tiên tri của giọt sương nên luôn là những nhân vật mới với chất liệu, hiệu ứng lạ lùng và độc đáo. Đọc những câu chuyện thật ngắn này sẽ có một cảm xúc thẩm mỹ đặc biệt khá lạ lẫm và sau khi đã đọc qua, người ta lại muốn đọc lại lần nữa, lần nữa để dễ dàng tưởng tượng và cuối cùng là vỡ “à!” đắc ý.

Với tôi, một người đọc trẻ (mở ngoặc: trẻ ở đây là vì ít đọc) thì Lời tiên tri của giọt sương là những câu chuyện hiện đại rất lạ, lạ trong cả giọng văn và ngôn ngữ được dẫn dụng. Nó làm người đọc bị thôi thúc phải đọc, khám phá, tưởng tượng và cảm nhận theo cách riêng. Đọc xong mỗi câu chuyện lại muốn đọc thêm một lần nữa, và như vậy tôi cảm nhận câu chuyện theo nhiều cách khác nhau. Rồi gật gù tâm đắc và thú vị…

DSC_0007.JPG

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.