TT.Thích Lệ Trang tác bạch thỉnh sư - Ảnh: Huệ Thuận
Buổi lễ được sự chứng minh của HT.Thích Trí Quảng - Phó Chủ tịch HĐTS kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế TƯGH; HT.Thích Minh Chánh, Trưởng BTS THPG tỉnh Đồng Nai; HT.Thích Giác Toàn; HT.Thích Thiện Pháp; HT.Thích Tịnh Hạnh; HT.Thích Thiện Tánh; HT.Thích Nhật Quang; HT.Thích Như Tín; HT.Thích Đắc Pháp, Trưởng BTS PG tỉnh Vĩnh Long; HT.Thích Quang Đạo, HT.Thích Huệ Hiền - Phó BTS, TT Thích Huệ Sanh - Chánh Văn phòng BTS PG tỉnh Đồng Nai; HT.Thích Kiến Tanh... cùng chư tôn đức BTS PG Thừa Thiên Huế và các BTS lân cận, BĐD huyện Long Thành, chư tôn đức Tăng, Ni.
Buổi lễ cũng có sự tham dự của đại diện chính quyền các cấp tỉnh Đồng Nai: ông Trần Đình Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai; bà Huỳnh Thị Nga, Phó Chủ tịch HĐND; ông Nguyễn Minh Phúc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thành Trí, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Thanh Liêm, Phó phòng PA38 CA tỉnh; bà Nguyễn Thị Hoàng Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Thành.
Cung nghinh chư tôn thiền đức - Ảnh: H.Thuận
Phật tử cùng quan khách tham dự - Ảnh: Huệ Thuận
Lễ Thượng bảng chùa Quốc Ân Khải Tường - An vị Tôn tượng Phật Ngọc gồm có: Niêm hương tham lễ Tam bảo; Pháp ngữ sái tịnh đàn tràng tụng chú Đại Bi; Đọc kệ khai quang; Thượng bảng chùa.
Chùa Quốc Ân Khải Tường là ngôi cổ tự có từ thời chúa Võ vương Nguyễn Phước Khoát, (tại địa điểm Q.3, TP.Hồ Chí Minh ngày nay). Nay Thượng tọa Thích Lệ Trang được nhân duyên lành, có quý đạo hữu Huỳnh Văn Mạnh và Lê Thị Ánh Tuyết phát tâm hiến cúng dường đất và tài chính để tái thiết trùng tu ngôi chùa Quốc Ân Khải Tường tại xã Long Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Lược sử chùa Quốc Ân Khải Tường Biên niên sử Phật giáo Gia Định - Sài Gòn - TP.HCM viết: Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc (1725-821) theo di dân đến thôn Tân Lộc (nay thuộc khu chợ Đũi, Q.3, TP.HCM) lập thảo am, sau này trở thành chùa Từ Ân. Thảo am gần đó cũng được tái thiết thành chùa Khải Tường (nay ở khu vực Trường Lê Quí Đôn và Bảo tàng Chứng tích chiến tranh). Năm 1790 (Canh Tuất) Nguyễn Vương cho đắp thành ở Gia Định theo kiểu (bát quái) có 8 cửa. Trong khi chờ xây thành, Nguyễn Vương tạm trú tại chùa Từ Ân, nội cung ở tại chùa Khải Tường. Trụ trì chùa Từ Ân lúc đó là Thiền sư Phật Ý Linh Nhạc, trụ trì chùa Khải Tường là Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt (sau phong là Hòa thượng Liên Hoa) Năm 1791, tháng 4, vương phi họ Trần sanh hoàng tử Nguyễn Phước Đảm (sau là vua Minh Mạng tại chùa Khải Tường. Năm 1802, Nguyễn Tâm Đoan (1788-1875) xuất gia đầu Phật tại chùa Từ Ân (do Tổ Phật Ý trụ trì). Năm 1817, vua Gia Long cho triệu Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt, trụ trì chùa Khải Tường ra làm Tăng cang chùa Thiên Mụ thay thế cho Tăng cang Tổ Ấn Mật Hoằng qua trụ trì chùa Quốc Ân ở kinh đô Huế. Tăng cang Liễu Đạt kiêm nhiệm pháp sư, vào thuyết pháp trong hoàng cung (một tháng 8 lần) sau Tăng cang Liễu Đạt được phong hiệu Liên Hoa hòa thượng). Năm 1821, vua Minh Mạng sắc tứ cho hai chùa ở Gia Định: “Quốc ân Khải Tường” (nơi vua sanh) và ”Sắc tứ Từ Ân”. Năm 1823, Hòa thượng Liên Hoa (hay Tăng cang Thiệt Thành Liễu Đạt cáo chức Tăng cang chùa Thiên Mụ để về trụ trì chùa Từ Ân ở Gia Định). Năm 1832, vua Minh Mạng cho trùng tu chùa Quốc Ân Khải Tường ở Gia Định. Năm 1836, tháng 7, vua Minh Mạng ra lệnh cho quan tỉnh Gia Định trùng tu chùa Quốc Ân Khải Tường, cho dựng hành cung ở trước chùa để phòng khi thăm viếng nơi "chôn nhau cắt rốn". Từ năm 1860 - 1862, Quốc Ân Khải Tường (nơi sinh trưởng hoàng tử Đảm, tức vua Minh Mạng) bị phá huỷ năm 1860, tượng thờ bị giặc chiếm, một số tự khí, pháp khí nhập vào chùa Từ Ân, còn một số nhập về Cái Thia, Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. |
Chùm ảnh:
Thỉnh sư
Niêm hương
An vị tôn tượng Phật Ngọc - Ảnh: H.Thuận
Nghi thức sái tịnh - Ảnh: Huệ Thuận