Theo đó, địa điểm của hình ảnh có trang trí như trên được xác nhận là thuộc khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (thuộc thôn Trung Đàn, X.Tam Đại, H.Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam).
Dùng đầu tượng trang trí trụ hai bên lối đi ở khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) do bạn đọc phản ánh về toà soạn Báo Giác Ngộ |
Trên tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp này, hai hôm trước đây cũng đã có thông tin phản hồi, giải thích cho rằng đó là tượng chuyên dụng trang trí chứ không phải là đầu tượng Phật.
“Tuy nhiên nhận thấy vẫn có nét tương đồng nên ngay lập tức chúng tôi đã tháo dỡ ngay để tránh hiểu nhầm. Chúng tôi chân thành xin lỗi về sự nhầm lẫn này”, thông tin trên mạng xã hội của nơi này cho biết.
Hình ảnh do khu du lịch này chia sẻ nhằm xác nhận việc đã tháo gỡ các trang trí trên |
Nguồn tin xác nhận của Báo Giác Ngộ vào chiều 4-9-2023, tại nơi cho rằng có trang trí các đầu tượng trong ảnh của một nhóm du khách trước đó, các đầu tượng trang trí này đã được tháo dỡ.
Việc dùng hình tượng thiêng liêng trong tôn giáo để trang trí không phải là chuyện mới, mà đã xảy ra đó đây và bị dư luận phản ứng, lên án gay gắt, thậm chí có cả những vụ việc phản ứng cực đoan của một vài tôn giáo để lại hậu quả nghiêm trọng, gây nên cả án mạng.
Clip do CTV Báo Giác Ngộ ghi nhận chiều 4-9-2023 - QH |
Riêng đối người Phật tử, làn sóng phản đối việc lạm dụng hình tượng Đức Phật trong việc trang trí nội thất, vật dụng; dùng tên Phật để đặt tên cho một số nơi kinh doanh, sản phẩm không phù hợp, trong biếm họa… đã dậy lên ở Thái Lan, Singapore, cả Việt Nam chúng ta.
"Đức Phật là để tôn thờ, chiêm bái chứ không phải để sử dụng trang trí" - chủ trương của người dân có tín ngưỡng Phật giáo bày tỏ trong các cuộc tuần hành hợp pháp ở Thái Lan.