Hương sắc trà Việt

Một tách trà thơm đợi mặt trời Hương nồng thoang thoảng tỏa muôn nơi Thanh thanh chát chát... Lòng tĩnh lặng Ngọt ngọt thơm thơm... Tâm chẳng dời TVAd xin giới thiệu bộ phim tài liệu được dày dựng công phu của Đài truyền hình Việt Nam sẽ đưa người xem tới thế giới của hương sắc trà Việt, một thế giới thấm đượm hồn Viêt.

Hương sắc trà Việt ảnh 1


Tên phim                      : Hương sắc trà Việt
Thể loại                        : Phim tài liệu
Thời lượng                    : 28 phút
Đơn vị sản xuất             : Trung tâm truyền hình Việt Nam tại Phú Yên
Những người thực hiện : Quốc Cường, Quốc Mẫu, Xuân Tựu, Anh Vũ
Nội dung bộ phim         :

“Ở Việt Nam, luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương”. Rất tiết độ, người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm Văn hóa trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự suy ngẫm và đầu óc tỉnh táo, là sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con nguời.

Hương sắc trà Việt ảnh 2
Cách pha trà độc đáo của người Việt.

Việt Nam nằm trong cái nôi cổ nhất của trà. Truyền thống dùng trà cũng có từ rất lâu đời. Trà sen là đại diện xuất sắc của Văn hóa trà Việt góp mặt trong 4 nền văn hóa trà của lớn của nhân loại. Chanoyu hướng đến chữ ĐẠO bằng sự thiền trong tĩnh lặng và nghiêm khắc. Panyaro hướng đến chữ GIẢN bằng sự tự nhiên, phóng khoáng. Kungfu Tea hướng đến chữ MỸ bằng sự tinh tuý, cầu toàn. Còn người Việt trọng nhất là tình nghĩa, uống trà là dịp hàn huyên, biếu trà thể hiện sự tôn trọng. Trà Sen là duyên cớ để giao hòa giữa người với người. Có thể nói Văn hóa trà Việt nói chung gắn với chữ HÒA bằng thân tình, hiếu khách.

Hương sắc trà Việt ảnh 3

Đồi trà xanh ngát

Bộ phim "Hương sắc trà Việt" sẽ đưa người xem đến "thế giới" trà Việt với sự hấp dẫn trong việc thưởng trà - một thú chơi thanh đạm và nghệ thuật pha trà - một trong những nghệ thuật được sánh cùng "cầm, kỳ, thi, họa" trong thời đại phong kiến xưa, đòi hỏi lắm công phu và tỷ mỷ. Trong ấm trà pha ngon, người ta nhận thấy có một mùi thơ và một vị triết lý. Theo các bậc lão nông đã hàng chục năm sao chế trà: Trà ngon cũng như bạn hiền, chỉ có thể may mắn gặp được chứ không thể cầu mà có được. Bởi các yếu tố như thời khí nặng nhẹ, mưa nắng mạnh yếu, độ ẩm, bàn tay người chăm sóc, thậm chí hướng gió cũng ảnh hưởng đến chất lượng trà thành phẩm.

Trà ngon, nước phải trong xanh, ngửi như có hương cốm non, dư vị đọng mãi trong cổ. Tính thẩm mỹ trong Văn hóa trà đã được người Việt nâng lên một trình độ rất cao. Nói đến Nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội vừa thanh lịch, trang nhã và cũng hết sức cầu kỳ. “Có trong tay loại trà ngon mà không biết cách pha cho đúng cũng phí ấm trà”. Mời uống trà là biểu hiện đầu tiên đã trở thành quy luật của lòng hiếu khách, tôn trọng khách trong mọi gia đình người Việt và trà mạn, trà sen, trà hoa nhài, hoa sói... là những sắc trà thơm ngon luôn được mọi người dân yêu dùng.

Hương sắc trà Việt ảnh 4

"Hương sắc trà Việt" - bộ phim tài liệu tuyệt vời sẽ đưa người xem "thưởng thức" về một trong những đặc sản nổi tiếng đã gắn bó với văn hóa người Việt ta từ bao đời nay, là một phần trong nét đẹp đằm thắm , hồn hậu của Việt Nam. Đặc biệt, có tìm hiểu về bộ phim, về trà mới hay những người Việt Nam, nhất là người Hà Nội còn tâm huyết với cây trà nhiều lắm. Trà quý và người quý trà dần hiếm, đều rất dễ phôi phai. Cả một nền văn hóa ẩm thủy độc đáo đang bị người đời lãng quên dần dưới lớp bụi thời gian ngày càng dày mãi. Nhưng đến bao giờ chúng ta mới nhìn lại và nhận ra rằng: phải làm gì để níu giữ một nền văn hóa trà đậm đà hương sắc tự ngàn năm?

Hương sắc trà Việt ảnh 5

Hương sắc trà Việt ảnh 6

Hương sắc trà Việt ảnh 7

Hương sắc trà Việt ảnh 8

Hương sắc trà Việt ảnh 9

Hương sắc trà Việt ảnh 10

Hương sắc trà Việt ảnh 11

Hương sắc trà Việt ảnh 12

Hương sắc trà Việt ảnh 13

Hương sắc trà Việt ảnh 14

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.