Hiền lành là mạnh nhất (Phần 1)

Hiền lành là mạnh bởi chẳng có ai chống lại bạn. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tách rời khỏi cái toàn thể - và cái toàn thể mới mạnh.

Một sư hỏi Phật: Cái gì mạnh nhất và cái gì sáng tỏ nhất?

Phật nói: Hiền lành là mạnh nhất.

Jesus nói, ’Người hiền lành là người được ân huệ, họ sẽ kế thừa trái đất này.’ Phát biểu này có vẻ ngớ ngẩn, với người hiền lành sao? - họ chưa bao giờ đủ để kế thừa trái đất. Và chúng ta không thể quan niệm được rằng họ sẽ có khả năng kế thừa trái đất này. Nhưng Jesus đang nói điều gì đó rất chân lí: Người hiền lành là được ân huệ.

Và khi ông ấy nói họ sẽ kế thừa trái đất, ông ấy đang nói cùng thông điệp mà Phật nói. Hiền lành là mạnh nhất - đó là nghĩa của ông ấy khi ông ấy nói họ kế thừa trái đất.

Hiền lành là mạnh, nhưng mạnh bây giờ ngụ ý hoàn toàn khác. Hiền lành là mạnh bởi vì bây giờ chẳng có ai chống lại bạn. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tách rời khỏi cái toàn thể - và cái toàn thể mới mạnh. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn không còn tranh đấu, và không có cách nào để bạn bị thất bại. Hiền lành là mạnh, bởi vì với cái toàn thể bạn đã chinh phục được. Mọi thắng lợi đều là với cái toàn thể. Hiền lành là mạnh bởi vì bạn đang cưỡi trên con sóng của cái toàn thể. Bây giờ không có khả năng nào cho bạn bị thất bại.

Giọt sương (ảnh: Internet)
Giọt sương (ảnh: Internet)

Điều đó có vẻ như nghịch lí, bởi vì người hiền lành là người không muốn chinh phục. Người hiền lành là người sẵn sàng bị thất bại. Lão Tử nói, ’Không ai có thể đánh bại ta bởi vì ta đã chấp nhận thất bại rồi. Bây giờ làm sao ông có thể đánh bại được người đã thất bại? Lão Tử nói, ’Không ai có thể đánh bại được ta bởi vì ta đang đứng ở vị trí người cuối cùng trên thế giới này. Ông không thể đẩy ta ra lại đằng sau thêm nữa - không có chỗ "sau nữa". Ta là người cuối cùng rồi.’ Jesus cũng nói, ’Những người đứng cuối cùng trên thế giới này sẽ là người đầu tiên trong vương quốc thượng đế.’

Những người ở cuối cùng mà sẽ là người đầu tiên sao? Điều đó dường như không thể có được trên thế giới này. Trong thế giới này, những người năng nổ, người bạo hành, đều có xu hướng có quyền lực, có xu hướng thắng lợi. Bạn sẽ thấy những người điên nhất ở những vị trí quyền lực nhất, bởi vì để đạt tới điểm đó người ta gần như phải phát rồ vì quyền lực, phải cạnh tranh tới mức đó. Cạnh tranh tàn bạo tới mức làm sao người hiền lành có thể đạt tới trạng thái quyền lực được? Không... nhưng điều đó không phải là ý nghĩa.

Khi Phật nói, Hiền lành là mạnh nhất, ông ấy đang nói bạn không thể đánh bại được người hiền lành bởi vì người đó không có ham muốn chinh phục. Bạn không thể ép buộc được người hiền lành phải là người thất bại bởi vì người đó chưa bao giờ muốn thành công cả. Bạn không thể ép buộc người hiền lành phải là người nghèo, bởi vì người đó không có ham muốn là người giầu. Nghèo là giầu của người đó. Không phải là bất kì ai đặc biệt chính là cách sống của người đó. Là không ai cả chính là phong cách sống của người đó.

Bạn có thể lấy được gì từ người đó? Người đó không có cái gì cả. Người đó không thể bị lừa, người đó không thể bị cướp. Thực tế, người đó không thể bị phá huỷ bởi vì người đó đã buông xuôi cái có thể bị phá huỷ. Người đó không có cái ngã, không có bản ngã của riêng mình.

Chuyện xảy ra khi Alexander quay trở về từ Ấn Độ, ông ta muốn đem theo một sannyasin về cùng. Khi ông ta tới chinh phục Ấn Độ, thầy ông ta, triết gia vĩ đại Aristotle, đã bảo ông ấy, ’Khi bệ hạ quay trở về, xin hãy đem về cho ta một món quà. Ta muốn thấy một sannyasin từ Ấn Độ.’ Đó là cái gì đó rất nguyên bản của phương Đông. Đóng góp đó thuộc về phương Đông. Phương Tây đã cho những chiến binh vĩ đại, phương Đông đã cho những sannyasin vĩ đại. Aristotle bị mê mải với chính ý tưởng về tính chất sannyas, nó là gì.

Alexander, khi quay về, mới nhớ ra. Ông ta dò hỏi. Mọi người của làng nơi ông ta trú lại đã bảo ông ấy, ’Vâng, có một sannyasin đấy, nhưng chúng tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ không thể đem ông ấy lại được đâu.’ Ông ta cười to vào sự ngu xuẩn của dân làng, bởi vì ai có thể ngăn cản được Alexander? Ông ta nói, ’Nếu ta muốn đem Himalaya tới, ngay cả chúng cũng sẽ theo ta. Cho nên các ông bà đừng lo, hãy nói cho ta chỗ ông ấy ở.’ Họ bảo cho ông ấy.

Người này là một nhà tu khổ hạnh trần trụi, một người trần trụi đang đứng ngay bên bờ sông bên ngoài làng... một người đẹp. Dandamis là tên ông ta - đó là cách các nhà viết sử của Alexander đã nhớ tới ông ta. Hai lính được phái tới. Họ bảo sannyasin này, ’Alexander Đại đế muốn ông đi theo ông ấy. Ông sẽ là vị khách hoàng gia. Bất kì cái gì ông cần đều sẽ được chu cấp đầy đủ, mọi tiện nghi sẽ được làm thành có thể. Xin ông hãy chấp nhận lời mời.’

Người trần trụi này bắt đầu cười. Ông ta nói, ’Ta đã vứt bỏ mọi sự lang thang rồi. Ta không đi đâu thêm nữa. Ta đã về nhà.’

Họ nói, ’Đừng ngu si. Alexander vĩ đại có thể buộc ông phải đi. Nếu ông không đi như vị khách, ông sẽ đi như tù nhân. Chọn lựa là phần của ông. Bằng cách nào đi chăng nữa thì ông cũng phải đi.’

Ông ta lại bắt đầu cười. Ông ta nói, ’Ta đã vứt bỏ mọi thứ mà có thể bị cầm tù. Không ai có thể làm ta thành tù nhân được. Ta là tự do.’

Đích thân Alexander tới. Ông ta tuốt gươm ra và ông ta bảo sannyasin, ’Nếu ông không đi cùng ta, lưỡi gươm này đang ở đây và ta sẽ chặt đầu ông.’

Sannyasin này nói, ’Ông có thể làm được điều đó. Thực tế ta đã làm điều đó rồi. Ta đã đích thân chặt đầu ta rồi. Và nếu ông chặt đầu ta, ông sẽ thấy nó rơi xuống đất và ta cũng sẽ thấy nó rơi xuống đất, bởi vì ta đã trở thành nhân chứng.’

Tương truyền rằng Alexander không thể nào thu được dũng cảm để giết chết con người này. Ông ấy hạnh phúc thế, ông ấy bạo dạn thế, ông ấy phúc lạc thế.

Khi Phật nói, hiền lành là mạnh nhất, ông ấy ngụ ý người không tồn tại như bản ngã là người hiền lành. Người không tồn tại như bản ngã không thể bị chinh phục, không thể bị đánh bại, không thể bị tiêu diệt. Người đó đã vượt ra ngoài.

Bằng cách vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài cái chết. Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài thất bại. Bằng việc vượt ra ngoài bản ngã, bạn vượt ra ngoài sự bất lực. Đây là khái niệm hoàn toàn khác về mạnh - mạnh của sannyasin.

Mạnh này không bắt nguồn từ xung đột. Mạnh này không được tạo ra từ cọ sát. Bạn nói điện được tạo ra từ cọ sát. Bạn có thể tạo ra điện từ việc cọ sát, bạn có thể tạo ra lửa từ cọ sát. Nếu bạn xoa hay tay, chúng sẽ trở nên nóng. Có sức mạnh thoát ra từ cọ sát - bởi xung đột. Và có sức mạnh bắt nguồn từ cộng tác - không bởi cọ sát mà bởi hài hoà. Đó là điều Phật nói - ’Người trong hài hoà với đạo là người vĩ đại.’ Người trong hài hoà với đạo là mạnh. Nhưng trong hài hoà với đạo, người ta phải là người hiền lành.

Người được ân huệ là người hiền lành. Chắc chắn họ sẽ kế thừa trái đất này. Lịch sử sẽ không bao giờ biết về họ, bởi vì lịch sử chẳng liên quan gì tới họ cả. Lịch sử chỉ biết tới cọ sát, lịch sử chỉ biết tới tai hoạ. Lịch sử chỉ biết tới các lái buôn tai hoạ. Lịch sử chỉ biết tới người điên - bởi vì lịch sử chỉ ghi lại khi cái gì đó đi sai. Khi mọi thứ tuyệt đối trong hài hoà, nó ở ngoài thời gian và cũng ở ngoài lịch sử.

Lịch sử không tường trình nhiều về Jesus - thực tế chẳng có gì cả. Nếu Kinh Thánh mà không có trong sự tồn tại, thì đã không có bản ghi nào về Jesus cả. Và tôi muốn nói cho bạn rằng nhiều người như Jesus đã tồn tại, nhưng chúng ta không có bản ghi nào về họ cả. Lịch sử chưa bao giờ ghi chú thích nào. Họ hiền lành, họ im lặng, họ trong hoà hợp, sâu trong hài hoà tới mức thậm chí không một gợn sóng được tạo ra quanh họ. Họ tới rồi họ đi, và họ thậm chí đã không để lại dấu chân nào.

Lịch sử đã không ghi lại chư phật. Đó là lí do tại sao khi bạn nghe nói về vị Phật hay Mahavira hay Zarathustra, họ có vẻ như các nhân vật huyền thoại, không mang tính lịch sử. Dường như là họ chưa bao giờ tồn tại, hay họ chỉ tồn tại trong giấc mơ của con người, hay họ chỉ tồn tại trong thơ ca của vài người lãng mạn, tưởng tượng. Họ trông như người được thoả ước. Họ trông như cách con người muốn con người phải là vậy... nhưng không thực tế. Họ đã là người thực đấy. Họ thực tới mức không dấu vết nào được để lại đằng sau họ.

Chừng nào bạn còn chưa tạo ra được tai hoạ nào đó, bạn sẽ không để lại chữ kí của mình trong lịch sử. Đó là lí do tại sao lịch sử chỉ ghi lại chính trị, bởi vì chính trị là cơ chế của tai hoạ. Chính khách là trong xung đột. Người tôn giáo sống trong hài hoà. Người đó sống như cây cối. Ai ghi lại cây cối? Người đó sống như dòng sông. Ai ghi lại dòng sông? Người đó đi như mây. Ai bận tâm tới mây?

Người hiền lành là người trong hài hoà. Và Phật nói người đó là người mạnh nhất. Nhưng khái niệm mạnh này là hoàn toàn khác. Để hiểu nó, cũng tốt là cần nhớ vài điều.

(Theo Tuần Việt Nam - Trích từ "Kỉ luật của siêu việt - Tập 2")

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thư viện

Thông tin hàng ngày

© Giác Ngộ Online
Số giấy phép: 398/GP-BTTTT ngày 2-8-2022.
Tổng biên tập: TT.Thích Tâm Hải.
Trụ sở tòa soạn: 85 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
©2008-2023. Toàn bộ bản quyền thuộc Báo Giác Ngộ.