Triển lãm nhằm kỷ niệm 5 năm di dời bảo tàng đến vị trí ngày nay và chào mừng Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra tại đây trong tháng 11-2010. Triển lãm cũng nhằm tạo cơ hội quý cho khách tham quan chiêm ngưỡng tất cả nét hoa mỹ và đặc sắc của 108 họa phẩm Phật giáo Cao Ly được tập hợp từ khắp nơi trên thế giới.
Tranh thủy mặc Bồ-tát Quán Thế Âm ở Điện Tanzan-Jinja (Nhật Bản)
Được biết, hiện nay trên thế giới có khoảng 160 họa phẩm Phật giáo Cao Ly. Trong số đó, 61 họa phẩm - 27 từ Nhật Bản, 10 từ Hoa Kỳ, 5 từ Châu Âu và 19 từ những bộ sưu tập của Hàn Quốc - được trưng bày trong cuộc triển lãm này. Ngoài ra, triển lãm cũng trưng bày kiệt tác “Giọt nước
Để giúp khách tham quan so sánh phong cách và giá trị nghệ thuật cũng như hiểu những xu hướng thời bấy giờ trong nghệ thuật Phật giáo Đông Á, triển lãm trưng bày 20 họa phẩm Phật giáo trong triều đại Bắc Tống và Nguyên Mông của Trung Quốc, và thời đại Khiếm Thương (Kamakura) của Nhật Bản. Bên cạnh đó, 5 họa phẩm Phật giáo trong thời đại Triều Tiên sơ khai - vốn được cho là sự kế thừa truyền thống tranh sơn Phật giáo Cao Ly - cùng với 22 tác phẩm điêu khắc và thủ công mỹ nghệ Phật giáo Cao Ly cũng được trưng bày trong cuộc triển lãm này.
Tranh Phật Di-đà ở Bảo tàng Leeum (Hàn Quốc)
Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc cho biết: những họa phẩm Phật giáo Cao Ly được đa số đánh giá là một trong những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo đẹp nhất trên thế giới. “Hình thức tinh tế và tao nhã của chúng biểu thị trình độ thẩm mỹ nghệ thuật cao của người Cao Ly, và sự phối hợp hài hòa các đường nét vừa mềm mại vưà mạnh mẽ của chúng đã tạo nên một thế giới tuyệt đẹp, không thể nghĩ bàn trong khu vực Đông Á thời bấy giờ. Những tác phẩm nghệ thuật này cung cấp cho khách thưởng lãm cái nhìn sơ bộ về một bức tranh toàn cảnh của văn hóa Cao Ly trong sự thăng hoa về tâm linh Phật giáo,” người phát ngôn của bảo tàng nói trong buổi họp báo.
Điểm nhấn của triển lãm này là các họa phẩm “Giọt nước Cam lồ của Bồ-tát Quán Thế Âm” trong bộ sưu tập của chùa Senso-ji, “Đức Địa Tạng Bồ-tát” của Bảo tàng Nezu và “Tranh minh họa kinh Quán Vô Lượng Thọ – Illustration of Visualization Sutra” của chùa Otaka-ji. Đây là những kiệt tác lần đầu tiên được triển lãm ở Hàn Quốc. “Giọt nước
Tranh “Giọt nước
44 đơn vị, tổ chức, trong đó có Bảo tàng Nghệ thuật Leeum và Samsung (Hàn Quốc); Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Bảo tàng Quốc gia Nara, Bảo tàng Quốc gia Kyushu (Nhật Bản); Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan và Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Hoa Kỳ); Bảo tàng Musee Guimet (Pháp); Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Berlin và Bảo tàng Nghệ thuật Đông Á Cologne (Đức); và Bảo tàng State Hermitage (Nga) đã đóng góp tác phẩm mà họ đã sưu tập cho cuộc triển lãm này.
Theo người phát ngôn của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc, vì các họa phẩm Phật giáo Cao Ly cực kỳ quý hiếm, không một đơn vị, tổ chức nào có hơn một tác phẩm. Vì vậy, quá trình thuyết phục 44 đơn vị, tổ chức tham gia đóng góp những tác phẩm của họ cho cuộc triển lãm ở Hàn Quốc chẳng dễ dàng chút nào. Hầu hết các họa phẩm này đang được lưu giữ ở Nhật Bản, nên bảo tàng đã phải thuyết phục và nỗ lực xây dựng niềm tin cho các quan chức phụ trách bảo tàng ở đó rằng, các tác phẩm này sẽ được trả lại họ sau khi chúng được mượn để triển lãm ở Hàn Quốc. Triển lãm kéo dài từ 12-10 đến 21-11-2010.